Top 10 Thương hiệu ôtô đắt giá nhất thế giới năm 2019

Hyundai Group

  • Xếp hạng trong Top 500: 79
  • Giá trị thương hiệu năm 2019: 20,721 tỷ USD
  • Tăng/giảm giá trị thương hiệu so với năm 2018: 16,7%
  • Quốc gia: Hàn Quốc

Theo hãng tin Yonhap (Hàn Quốc), Hyundai Motor Co. – nhà sản xuất xe ôtô lớn nhất Hàn Quốc – ngày 24/1 cho biết sẽ thành lập một liên doanh với tập đoàn Thành Công, để thúc đẩy doanh số bán xe tại thị trường Việt Nam. Tại trụ sở của Hyundai ở thủ đô Seoul, Hyundai Motor và doanh nghiệp kể trên của Việt Nam đã ký một biên bản ghi nhớ với sự góp mặt của Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn Thành Công, Nguyễn Anh Tuấn, về việc thành lập liên doanh mang tên Hyundai Thanh Cong Manufacturing Vietnam (HTMV). Liên doanh này sẽ giúp thúc đẩy mạnh doanh số bán và mở rộng mạng lưới dịch vụ để đáp ứng nhu cầu một cách nhanh chóng tại Việt Nam.

Theo số liệu của Hyundai, doanh số bán xe tại Việt Nam năm 2018 tăng 27% và đạt 287.949 chiếc, so với mức 226.120 chiếc của năm 2017. Hyundai cho biết HTMV sẽ mở rộng cơ sở sản xuất để nâng sản lượng lên 100.000 xe trong nửa cuối năm 2020. Trong cả năm 2018, doanh số bán xe của Hyundai tại Việt Nam đã tăng hơn gấp đôi lên 55.924 chiếc, qua đó đưa Hyundai xếp vị trí thứ hai tại thị trường ô tô Việt Nam, với thị phần 19,4%, xếp sau Toyota Motor Corp.

Trong báo cáo kinh doanh mới công bố, Hyundai Motor đã ghi nhận lợi nhuận trong quý 3/2018 suy giảm tới hai con số, do nhu cầu tại thị trường Trung Quốc yếu đi. Cụ thể, lợi nhuận hoạt động của Hyundai Motor trong quý 3 đã giảm 76% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 288,9 tỷ won (253,6 triệu USD). Đây là mức thu hàng quý thấp nhất của công ty này kể từ năm 2010.

Honda

  • Xếp hạng trong Top 500: 57
  • Giá trị thương hiệu năm 2019: 25,744 tỷ USD
  • Tăng/giảm giá trị thương hiệu so với năm 2018: 16,3%
  • Quốc gia: Nhật Bản

Cho đến thời điểm hiện tại, có thể nói rằng Honda là nhà sản xuất động cơ lớn nhất thế giới với số lượng lên đến hơn 14 triệu chiếc mỗi năm. Mặc dù thành lập trong điều kiện khó khăn nhưng Honda bắt đầu sản xuất nhiều loại xe, từ xe máy tới xe tay ga. Đến cuối những năm1960, Honda đã chiếm lĩnh thị trường xe máy thế giới. Và đến những năm của thập niên 1970, Honda đã nhà sản xuất xe máy lớn nhất thế giới cho đến tận thời điểm bây giờ. Mặc dù thị phần xe máy đã chiếm lĩnh thế giới nhưng ô tô thì lại khác, đặc biệt là ở thị trường Mỹ. Honda bắt đầu sản xuất xe hơi vào năm 1960 với mục đích ban đầu chủ yếu là cho thị trường Nhật Bản.

Tuy nhiên, với sự nỗ lực của mình, Honda rồi cũng có chân trong thị trường xe hơi Mỹ vào năm 1972 bắt đầu bằng việc ra đời dòng ô tô Civic, đặc biệt khi Honda giới thiệu chiếc Civic đời 1975 với động cơ CVCC (Compound Vortex Controlled Combustion) với đặc thù của động cơ này là đáp ứng được yêu cầu về khí thải và đây chính là yếu tố bước ngoặt trong cạnh tranh của chiếc Honda Civic. Đến năm 1976, sau khi giới thiệu dòng xe Accord với đặc điểm tốn ít năng lượng và rất dễ lái; Honda đã tìm được chỗ đứng ở Mỹ. Năm 1982, Honda là nhà sản xuất ôtô Nhật Bản đầu tiên xây dựng nhà máy sản xuất xe hơi ở Mỹ, bắt đầu với nhà máy sản xuất xe Accord ở Marysville.

Đến nay, Honda đã có bốn nhà máy sản xuất xe ở Ohio bao gồm 02 nhà máy ở Marysville (nhà máy tự động Marysville và nhà máy sản xuất xe gắn máy Marysville), Anna, và Đông Liberty. Ngoài ra hãng còn có các nhà máy ở Lincoln, Alabama (Honda Manufacturing of Alabama), và Timmonsville, South Carolina. Hiện nay Honda sở hữu nhiều mẫu xe được ưa chuộng như: Civic – City (sedan), CR-V/HR-V (crossover), Accord (sedan hạng sang), Odyssey (SUV), Jazz (xe cỡ nhỏ giá rẻ).

BMW

  • Xếp hạng trong Top 500: 29
  • Giá trị thương hiệu năm 2019: 40,501 tỷ USD
  • Tăng/giảm giá trị thương hiệu so với năm 2018: -3,1%
  • Quốc gia: Đức

Cách đây ít ngày, bản báo cáo kết quả kinh doanh trong năm 2018 của hai tập đoàn xe hơi hàng đầu thế giới là BMW và Daimler đã được công bố. Theo bản báo cáo này, mảng xe hơi dân dụng của tập đoàn BMW (bao gồm BMW, MINI và Rolls-Royce) đã có lần thứ 8 liên tiếp lập nên cột mốc doanh số với tổng cộng 2.490.664 xe được tiêu thụ trong năm vừa qua, tăng 1,1% so với năm 2017. Thành tích này giúp cho gã khổng lồ vùng Bavaria vượt qua đối thủ trực tiếp của mình là Daimler Group. Theo đó, doanh số xe dân dụng của Daimler AG (bao gồm Mercedes-Benz và Smart) trong năm 2018 ‘chỉ’ đạt 2.438.987 xe, tăng nhẹ 0,8%. Còn nếu tính chung cả mảng xe tải thì Daimler mới là người giành chiến thắng.

Cụ thể, tổng lượng bán ra của ba thương hiệu BMW, MINI và Rolls-Royce sau 12 tháng của năm 2018 lần lượt là 2.125.026, 361.531 và 4.107 xe, tương ứng với mức tăng +1,8%, -2,8% và +22,2%. Trong khi đó, doanh số của Mercedes-Benz và Smart đạt 2.310.185 và 128.802 xe, tương ứng với mức tăng +0,9% và -4,6%. Như vậy, có thể thấy là dù tăng trưởng gấp đôi so với đại kình địch của mình nhưng BMW vẫn chưa thể trở lại với ngôi vị số 1 trong phân khúc xe cao cấp bởi hãng này vẫn bị Mercedes-Benz bỏ lại phía sau. Tuy nhiên, khoảng cách đã giảm đi đôi chút so với năm 2017.

Góp phần lớn nhất vào kỷ lục của thương hiệu BMW chính là những chiếc SUV X Series với tổng cộng 792.590 chiếc (+12,1%) đã tới tay khách hàng, chiếm tới 37,3% tổng doanh số của hãng này. Một dòng sản phẩm khác cũng có những đóng góp quan trọng, đó chính là 5 Series với gần 329.000 chiếc (+12,7%) được tiêu thụ. Ngoài ra, cũng phải kể tới mức tăng trưởng tốt của phân nhánh xe hiệu năng cao M (+27,2%). Trong đó, ba model bán chạy nhất chính là X3 M40i (19.670 xe), M2 (13.731 xe) và M5 (7.823 xe).

Một thành viên khác thuộc tập đoàn BMW là Rolls-Royce cũng đã chứng kiến một năm kỷ lục với hơn 4.100 xe được tiêu thụ. Hãng xe siêu sang đến từ Anh cho biết thành tích trên có được là nhờ nhu cầu tăng cao đối với những sản phẩm cá nhân hóa Bespoke. Trong đó, Phantom là model có sức hút lớn nhất, bên cạnh đó là bộ đôi Wraith và Dawn. Và với sự xuất hiện của siêu phẩm SUV Cullinan, hãng này cũng đưa ra những kỳ vọng tích cực vào năm 2019.

Mercedes-Benz

  • Xếp hạng trong Top 500: 13
  • Giá trị thương hiệu năm 2019: 60,355 tỷ USD
  • Tăng/giảm giá trị thương hiệu so với năm 2018: 25,9%
  • Quốc gia: Đức

Mercedes-Benz là một trong những hãng sản xuất xe ô tô, xe buýt, xe tải danh tiếng trên thế giới. Hãng được xem là hãng sản xuất xe hơi lâu đời nhất còn tồn tại đến ngày nay. Khởi đầu, hãng thuộc sở hữu bởi Daimler-Benz. Hiện tại, hãng là một thành viên của công ty mẹ, Daimler AG (tên trước đây là DaimlerChrysler AG). Mercedes-Benz còn là một trong những hãng đi tiên phong trong việc giới thiệu nhiều công nghệ và những sáng kiến về độ an toàn mà sau đó đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới.

Năm 2018, thương hiệu Mercedes-Benz đã khép lại một năm kinh doanh không được như mong muốn khi chỉ bán được 315.959 xe, giảm 6,3% so với cùng kỳ năm trước. Doanh số của các mẫu xe do Mercedes-Benz sản xuất ở Alabama đều đã giảm trong năm 2018. C-Class giảm 22% doanh số, trong khi GLE giảm 15,7% và SUV GLS giảm 31,9%.

Rất may, con số chênh lệch 4.945 xe vừa đủ cho Mercedes-Benz vượt qua đối thủ đồng hương BMW với 311.014 xe để vươn lên vị trí số 1 trong năm thứ 3 liên tiếp, bất chấp thương hiệu xứ Bavaria đã có bước nhảy vọt về doanh số khi tăng thêm 1,7% so với cùng kỳ năm 2017. BMW cũng là cái tên duy nhất trong bốn thương hiệu xe hạng sang dẫn đầu có doanh số tăng trong năm 2018.

Volkswagen

  • Xếp hạng trong Top 500: 27
  • Giá trị thương hiệu năm 2019: 41,739 tỷ USD
  • Tăng/giảm giá trị thương hiệu so với năm 2018: 4,5%
  • Quốc gia: Đức

Tập đoàn Volkswagen (công ty mẹ Volkswagen Aktiengesellschaft) là tập đoàn đa quốc gia của Đức về lĩnh vực sản xuất ô tô có trụ sở tại Wolfsburg, bang Niedersachsen. Tập đoàn hoạt động trong phạm vi thiết kế, chế tạo, sản xuất và phân phối các loại xe khách, xe thương mại, xe gắn máy, động cơ ô tô và động cơ tuabin, cũng như các dịch vụ tài chính, cho thuê tài chính và quản lý vận tải. Volkswagen là tập đoàn sản xuất ô tô lớn thứ hai trên thế giới trong năm 2011 theo sản lượng,và đã duy trì vị thế nắm giữ thị phần lớn nhất trong thị trường ô tô tại châu Âu trên hai thập kỷ. Tập đoàn Volkswagen sản xuất xe ô tô dưới các thương hiệu Audi, Bentley, Bugatti, Lamborghini, Porsche, SEAT, Škoda
và Volkswagen; xe gắn máy với thương hiệu Ducati; xe thương mại với thương hiệu MAN, Scania và Xe thương mại Volkswagen.

Tập đoàn có hai nhánh kinh doanh chính, Nhánh sản xuất ô tô và Nhánh dịch vụ tài chính, bao gồm 340 công ty con.[14]Tập đoàn hoạt động tại gần 150 quốc gia với 100 nhà máy và đại diện ở 27 nước. Tập đoàn này sở hữu 19,9% cổ phần không có quyền kiểm soát tại hãng Suzuki và là cổ đông chính tại hai hãng lớn ở Trung Quốc—FAW-Volkswagen và Volkswagen Thượng Hải.

Tập đoàn sản xuất ôtô Đức Volkswagen đạt doanh số kỷ lục 10,83 triệu xe trong năm 2018, theo đó cạnh tranh quyết liệt với liên doanh Renault-Nissan-Mitsubishi trong cuộc đua giành vị trí nhà sản xuất xe lớn nhất thế giới. Volkswagen cho biết thương hiệu VW của hãng bán được 6,24 triệu xe trong 2018, trong khi hai thương hiệu cao cấp là Audi và Porsche đạt doanh số tương ứng lần lượt là 1,81 triệu xe và 256.000 xe. Với doanh số này, Audi là thương hiệu xe cao cấp đứng thứ ba về doanh số trong năm qua, sau BMW và Mercedes-Benz. Doanh số của BMW và Mercedes-Benz trong 2018 đạt tương ứng gần 2,13 triệu xe và 2,31 triệu xe.

Audi

  • Xếp hạng trong Top 500: 85
  • Giá trị thương hiệu năm 2019: 19,638 tỷ USD
  • Tăng/giảm giá trị thương hiệu so với năm 2018: 31,4%
  • Quốc gia: Đức

Kết thúc năm 2018, Audi đã bán được 6.463 xe tại thị trường Ấn Độ. So với năm 2017 (7.876 chiếc), doanh số đã giảm tới 18%. Audi đang gặp khó khăn ở thị trường Ấn Độ, theo bản báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm tại đây cho thấy, hãng đã bán được 6.463 xe tại thị trường Ấn Độ. So với năm 2017 (7.876 chiếc), doanh số đã giảm tới 18%. Một trong những nguyên nhân chủ yếu tác động đến sự sụt giảm của doanh số bán ra đó là gặp phải vướng mắc ở nguồn cung. Điều đáng chú ý trong năm qua là thương hiệu 4 vòng tròn cũng tương đối “chậm” khi tung ra các mẫu xe mới và hoàn toàn mới ở Ấn Độ so với các đối thủ. Các mẫu xe hoàn toàn mới như: Audi A8 hoàn toàn mới (tháng 7 năm 2017), Audi A7 hoàn toàn mới (tháng 10 năm 2017) và Audi A6 hoàn toàn mới (tháng 3 năm 2017) vẫn chưa thể tiếp cận thị trường.

So sánh với các đối thủ cạnh tranh, hiện doanh số của BMW tại Ấn Độ đã tăng 11% so với năm ngoái lên 10.405 chiếc (2017: 9.379 chiếc). Mercedes-Benz đứng ở vị trí hàng đầu trong phân khúc hạng sang trong năm thứ 4 liên tiếp, ghi nhận 15.538 chiếc tới tay khách hàng. Doanh số của ngôi sao ba cánh tăng 1,4% (2017 bán được 15.330 chiếc).

Nhận xét về kế hoạch của Audi trong năm 2019, người đứng đầu của Audi tại đây cho biết: “Trọng tâm của năm 2019 sẽ là tiếp tục tạo ra một doanh nghiệp bền vững và phát triển lâu dài cho thương hiệu Audi ở Ấn Độ”. Thương hiệu ô tô Đức Audi đã xác nhận rằng họ sẽ ra mắt chiếc A8 hoàn toàn mới, R8 mới và Q8 cho thị trường Ấn Độ ngay trong năm nay (2019). Ngoài ra, có thế sẽ tiếp tục giới thiệu các mẫu xe khác như: A7 hoàn toàn mới, A6 hoàn toàn mới, TT mới và Q3 hoàn toàn mới.

Porsche

  • Xếp hạng trong Top 500: 47
  • Giá trị thương hiệu năm 2019: 29,340 tỷ USD
  • Tăng/giảm giá trị thương hiệu so với năm 2018: 54%
  • Quốc gia: Đức

Porsche AG, thường được gọi tắt là Porsche, là một công ty sản xuất ô tô thể thao hạng sang của Đức, sáng lập bởi Louise Piëch và Ferdinand Porsche. Porsche có trụ sở chính đặt tại Stuttgart, Đức. Porsche từ năm 2009 là công ty ô tô con thuộc tập đoàn ô tô số một thế giới Volkswagen AG.

Trong 6 tháng đầu năm 2018, Porsche AG tăng trưởng về kết quả hoạt động kinh doanh, doanh thu, số lượng xe được giao và số lượng nhân viên. Kết quả hoạt động tăng nhẹ 1%, đạt 2,2 tỷ Euro, trong khi doanh thu tăng 4% tương đương 12,3 tỷ Euro. Tỷ lệ lợi nhuận kinh doanh là 17,5%. Trong 6 tháng đầu năm 2018, số lượng xe được giao tăng 3%, tương đương 130,598 chiếc; lực lượng lao động tăng 5% đạt 30.785 nhân viên.

Về số lượng xe đã giao, Panamera đạt mức tăng trưởng mạnh nhất trong nửa đầu năm nay: Vào cuối tháng 6, Porsche đã giao 20.500 xe thể thao 4 cửa cho khách hàng, tăng gần như gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Dòng xe 911 cũng tăng trưởng hai con số với mức tăng 28%, tương đương 21.400 xe được giao. Dòng sản phẩm bán chạy tiếp theo là Macan với 46.600 và Cayenne với 28.700 chiếc được giao cho khách. Tại thị trường quê nhà ở Đức, Porsche tăng trưởng 11% trong nửa đầu năm 2018 và 9% trên toàn châu Âu nói chung. Trung Quốc vẫn là thị trường độc lập lớn nhất của Porsche với 33.363 chiếc được giao, vượt qua Hoa Kỳ (29.421 chiếc).

Nissan

  • Xếp hạng trong Top 500: 89
  • Giá trị thương hiệu năm 2019: 18,753 tỷ USD
  • Tăng/giảm giá trị thương hiệu so với năm 2018: -3,2%
  • Quốc gia: Nhật Bản

Tập đoàn sản xuất ô tô Nissan Motor của Nhật Bản đã hạ dự báo lợi nhuận trong cả năm 2018 do tình hình kinh doanh ảm đạm trong 9 tháng liên tiếp, trong bối cảnh cựu Chủ tịch Carlos Ghosn bị bắt giữ. Trong báo cáo thu nhập của hãng, Nissan dự báo lợi nhuận ròng của hãng trong năm 2018, kết thúc vào cuối tháng 3 tới, chỉ ở mức 410 tỷ yen (3,7 tỷ USD), thấp hơn so với mức 500 tỷ yen (4,5 tỷ USD) dự kiến trước đó. Nissan cũng giảm dự báo lợi nhuận kinh doanh của hãng từ 540 tỷ yen (4.8 tỷ USD) xuống còn 450 tỷ yen (4 tỷ USD), trong khi dự báo doanh thu giảm từ 12.000 tỷ yen (108 tỷ USD ) xuống còn 11.600 tỷ yen (104 tỷ USD).

Theo Nissan, tình hình kinh doanh của hãng trong 9 tháng, từ tháng 4 đến tháng 12 vừa qua, không khởi sắc, với lợi nhuận ròng chỉ đạt 316 tỷ yen (2,8 tỷ USD), giảm tới 45% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là báo cáo thu nhập đầu tiên của Nissan kể từ khi ông Ghosn bị bắt giữ hồi tháng 11 năm ngoái và phải từ chức chủ tịch của hãng này do các cáo buộc vi phạm Luật Quản lý sàn giao dịch và công cụ tài chính của Nhật Bản, thao túng các hồ sơ tài chính và báo cáo không đầy đủ thu nhập cá nhân.

Mitsubishi Group

  • Xếp hạng trong Top 500: 55
  • Giá trị thương hiệu năm 2019: 26,563 tỷ USD
  • Tăng/giảm giá trị thương hiệu so với năm 2018: 5,1%
  • Quốc gia: Nhật Bản

Mitsubishi là một trong những tập đoàn công nghiệp lớn nhất của Nhật Bản, đã bắt đầu sản xuất ô tô vào đầu năm 1917. Trong năm 1970 Mitsubishi đã được bán tại Hoa Kỳ dưới danh hiệu Chrysler và Dodge. Doanh thu bán hàng tăng sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 giúp công ty Nhật Bản đã có thể cung cấp xe ít tốn kém và đáng tin cậy. Ngày nay nó chủ yếu được biết đến như một nhà sản xuất các loại xe off-road và xe SUV, cũng như chiếc xe nhỏ gọn, chủ yếu nhắm vào thị trường trong nước.

Trong suốt một thế kỷ phát triển, “chất Mitsubishi” được thể hiện rõ thông qua những những mẫu xe mạnh mẽ, bền bỉ, an toàn và không ngừng cải tiến về công nghệ. “DYNAMIC SHIELD” – ngôn ngữ thiết kế mới mang tính đột phá và giữ vai trò chủ đạo trong những sản phẩm tương lai của Mitsubishi đã được giới thiệu tại Việt Nam năm 2016. Với thiết kế năng động, hiện đại, đậm chất thể thao, Mitsubishi Motors đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ về sản phẩm, điển hình là All New Pajero Sport và Outlander – hai dòng xe đầu tiên áp dụng thiết kế “DYNAMIC SHIELD”.

Toyota

  • Xếp hạng trong Top 500: 17
  • Giá trị thương hiệu năm 2019: 52,291 tỷ USD
  • Tăng/giảm giá trị thương hiệu so với năm 2018: 19,7%
  • Quốc gia: Nhật Bản

Xuất hiện sớm tại Việt Nam với những chiếc Toyota Crown sang trọng dành cho các quan chức cao cấp vào những năm 90 của thế kỷ trước, hiện nay, sản phẩm của Toyota đã trở nên phổ biến, đa dạng và phong phú hơn rất nhiều. Giá cả, chất lượng và dịch vụ là những ưu tiên hàng đầu mà Toyota dành cho người tiêu dùng, chính vì thế, sẽ không là ngạc nhiên khi trên đường phố Việt Nam, cứ 10 ôtô thì có chừng 4 chiếc mang thương hiệu Toyota.

Logo hiện nay của Toyota bao gồm 3 hình eclipse lồng vào nhau (tượng trưng cho 3 trái tim) mang ý nghĩa: một thể hiện sự quan tâm đối với khách hàng, một tượng trưng cho chất lượng sản phẩm và một là những nỗ lực phát triển khoa học công nghệ không ngừng. Trải qua thời gian 70 năm với những biến đổi không ngừng, Toyota vẫn đang bước trên con đường định mệnh của chính mình, con đường từ số 8 mạnh mẽ đến số 10 hoàn hảo của truyền thống đất nước mặt trời mọc.

Trả lời