Lan Cẩm Cù tên tiếng anh là Hoya carnosa và còn được gọi với nhiều cái tên khác là: Lan cầu lông, lan sáp, lan anh đào, lan câu,.. Đây là loại cây thuộc dạng cây dây leo. Lan cẩm cù được phân bố phổ biết tại các đất nước vùng Đông Nam Á, châu đại dương và phân bổ ở miền nam Trung Quốc. Việt Nam của chúng ta chũng chính là địa chỉ cây lan cẩm cù rất phát triển.
Lan cẩm cù thuộc dạng thân leo, thân mềm, đốt có rễ, lá hình bầu dục và dày, có đầu lá nhọn, gân lá rõ ràng. Hoa được mọc ra từ nách và khi nở hết sẽ có hình cầu, chính vì thế tên của nó được gọi là lan cầu.
Lan cẩm cù hoa có các dạng màu như là trắng, đỏ nhạt,.. Hoa có mùi thơm dễ chịu. Lan cẩm cù cũng như các loại lan khác rất ưa ẩm, nóng và bóng mát đồng thơi đặc biệt chịu rét và chịu hạn rất tốt. Chính vì thế cây lan cẩm cù khi nuôi trồng không nên tưới nhiều nước, vì nó sợ ngập úng.
Lan cẩm tú được nhân giống, tạo cây con từ cành và chiết cây chứ không từ hạt. Nhân giống cây cẩm cù khá đơn giản, chỉ việc cắt cành khoảng 3 đến 4 đốt và dăm xuống cát, chăm sóc thì sau khoảng 25 ngày ra rễ. Trong thời gian này không được tưới nhiều nước vì cây rất dễ bị úng. Khi cây ra rễ chúng ra sẽ chuyển cây cho vào chậu, nguyên liệu trồng cần phải tơi và xốp, chính vì thế nên dùng đất trộn với lá mục, than, bùn và cát thô.
Lưu ý kĩ hơn trong quá trình trồng cây lan cẩm cù này là ánh sáng, chúng ta cần để chúng vào bóng râm vì chúng ưa râm mát. Mặc dù đặc tính của cây này là chịu hạn tốt nhưng không đồng nghĩa với không khí khô và nóng, nếu mùa hè không khí khô và nóng nhiều thì nên phun sương, tạo độ ẩm không khí nơi đang để cây hoặc cần phun nước trược tiếp lên lá để duy trình độ ẩm tốt nhất. Vì trồng trong chậu, chất dinh dưỡng hạn chế chính vì thế cần bón, bổ sung thêm phân, khoảng 2 tháng chúng ta sẽ bổ sung 1 lần để đảm bảo chất dinh dưỡng đầy đủ cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.
Để cây được phát triển mạnh hơn và xum xuê hơn ta cần lưu ý nên hái ngọn của cây, vì khi hái ngọn sẽ kích thích được các ngọn khác của cây ra nhiều hơn. Về phần hoa nên chú ý, nếu hoa héo cần hái ngay để cây có thể ra hoa mới, nếu không hái để hoa tự héo và rụng thì hoa mới sẽ lâu ra hơn. Đặc biệt hơn với loại lan cẩm cù này thì trong một số các bí quyết và bài thuốc dân gian nó còn làm để hỗ trợ chữa một số bệnh, chứng bệnh khá hiệu quả.
Để trồng loại lan này tốt nhất khi cho nó leo lên một thân cây mục, leo lên một vách tưởng gần nơi trồng chúng thì ta cần để dớn lên. Dớn là một loại dùng để hỗ trợ trồng lan, giúp lan bám tốt, giữ nước, độ ẩm và không có làm cho rễ cây bị úng, chết vì dớn thoáng.
Xem Các Bài Viết:
Top 05 Lý Do Khiến Bạn Phải Chơi Hoa Hồng Ngay Lập Tức
Bọ Trĩ – Kẻ Thù Của Hoa Hồng Sống Thế Nào?
Những loài hoa đắt nhất thế giới
Xem một số các hình ảnh về cây Lan Cẩm Cù: