Một Số Món Ăn Ngon – Bổ Dưỡng Từ Củ Tam Thất

Gợi ý một số món ăn bổ dưỡng có tác dụng chữa bệnh từ tam thất

Củ tam thất từ xa xưa được biết đến là một loại dược liệu có vị ngọt hơi đăng, tính ôn có tác dụng hoá ứ, cầm máu, tiêu sưng, giảm đau. Theo Dược điển Việt Nam, tam thất dùng trị thổ huyết, băng huyết, rong kinh, thiếu máu nặng, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ít ngủ…

Với những tác dụng hữu hiệu như vậy, tam thất được sử dụng nhiều trong các món ăn để gia tăng sự bổ dưỡng kết hợp để chữa bệnh.

Hôm nay Iblogkienthuc.com xin được giới thiệu tới các bạn một số món ăn đơn giản được chế biến từ tam thất nha:

– Phụ nữ sau sinh dùng gà ác hấp tam thất:

Tam thất với phụ nữ sau sinh rất có ích. Món gà ác hấp tam thất là một trong số đó. Món này bao gồm gà ác 1 con, tam thất thái lát hoặc bột, đương quy, kỷ tự, đại táo. Dùng những thứ trên cho vào bụng gà, hầm cách thủy 2 tiếng hoặc khi nào gà chín mềm. Món ăn có tác dụng bồi dưỡng cơ thể, tiêu huyết ứ, huyết xấu trong cơ thể sản phụ, hồi phục nhanh sức khoẻ. Nếu không có gà ác thì các bạn có thể thay bằng gà ri loại 7-8 lạng/con, ngoài ra các bạn có thể cho thêm ngải cứu rất hợp vị. Món này đặc biệt cực tốt cho phụ nữ sau sinh và người mới ốm dậy.

– Người suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh:

Tim lợn 1 quả, tam thất thái lát hoặc dạng bột, long nhãn, đương quy, đảng sâm (sâm rừng), hạt sen. Hấp cách thủy 30 phút hoặc cho tới khi nào tim lợn chín thì bỏ ra ăn. Món này nên dùng lúc còn nóng sẽ ngon hơn để lạnh, tránh được vị tanh.

– Đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt:

Tam thất dạng bột hòa nước ấm hoặc cháo loãng, uống trước thời kỳ kinh nguyệt 7 ngày (1 tuần), sau 3 chu kỳ như vậy thì đau bụng sẽ giảm dần và hết. Các bạn phụ nữ mặc chứng đau bụng trong thời kỳ đèn đỏ nên dùng tam thất điều trị, nó còn có tác dụng giảm đau cao.

– Đau thắt ngực do bệnh mạch vành:

Tam thất, đan sâm sắc uống. Ăn liên tục trong vài tháng bệnh sẽ suy giảm và hết.

– Người bị ung thư, ngoài các thuốc đặc trị có thể dùng thêm tam thất hỗ trợ điều trị:

Tam thất thái lát hoặc dạng bột. Hàng ngày, dùng làm 3 lần / 1 ngày, trước các bữa ăn 30 phút. Liều dùng như sau: sáng 20g, trưa 10g, tối 10g.

– Bồi dưỡng cơ thể:

Thịt heo nạc (thịt thăn hoặc nạc mông) băm (xay) nhỏ, 1 hoặc 2 thìa cafe tam thất trộn đều với thịt. Sau đó đun cách thủy hoặc cho vào hấp trong nồi cơm tới khi nào chín thì mang ra dùng.

Các món ăn trên thích hợp với những người yếu mệt sau khi ốm dậy hoặc phụ nữ sau khi sinh mất máu, những người mắc bệnh tim.

Chúc các bạn chế biến thành công và thưởng thức ngon miệng nhé!

 

5/5 - (2 bình chọn)

5 comments

  1. nấm lim xanh chữa bệnh

    Thêm Các Món Ăn Làm Từ Củ Tam Thất:

    + Phụ nữ sau sinh dùng gà ác hấp tam thất
    + Tam thất hấp tim lợn
    + Tam thất hấp thịt heo

  2. đại lý nấm lim xanh quảng nam

    tam thất hấp trứng gà

    củ tam thất nấu với gì

    chân giò hầm tam thất

    gà hầm tam thất ngải cứu

    mon ngon voi tam that

    bồ câu hầm tam thất

    tim hầm tam thất

    Điều hướng trang

  3. 10 tác dụng mới của tam thất tuyệt vời đến ngỡ ngàng. Các bạn có thể tham khảo thêm bên dưới để nhận định chuẩn xác và biết về các công dụng, tác dụng của tam thất nhé.

    ? Hạn chế tối đa bệnh huyết áp cao.
    ? Làm mát, giải nhiệt cơ thể.
    ? Cầm máu, giảm đau, tiêu sưng, tiêu máu.
    ? An thần, tốt cho hệ thần kinh.
    ? Phòng chống suy giảm trí nhớ, tăng tuổi thọ.
    ? Tăng cường hệ miễn dịch, giảm các tế bào độc hại như tế bào ung thư.
    ? Giảm khả năng đột quỵ
    ? Giảm thiểu các bệnh về gan như: men gan cao, gan nhiễm mỡ…
    ? Làm đẹp da, chống lão hóa da.
    ? Chữa các bệnh liên quan đến tiểu đường.
    ? Chữa các bệnh ù tai, tai điếc.
    ? Phục hồi sức khỏe và vitamin cho phụ nữ sau sinh.

    Sau khi đọc thì đã đủ 10 công dụng tốt của tam thất chưa các bạn nhỉ 😀

  4. Tam thất hay sâm tam thất, kim bất hoán, điền thất nhân sâm (danh pháp: Panax pseudoginseng) là một loài thực vật có hoa trong Họ Cuồng cuồng. Tam thất là cây thân nhỏ, sống lâu năm. Cây cao khoảng 30 – 60 cm, thân mọc đứng, vỏ cây không có lông, có rãnh dọc, lá mọc vòng 3 – 4 lá một. Lá kép kiểu bàn tay xòe. Tam thất trồng từ 3 đến 7 năm mới thu hoạch rễ củ để làm thuốc.

    Tam thất là loại cây xuất hiện ở các tỉnh miền núi phía bắc nước ta như Sapa (Lào Cai), Hà Giang, Cao Bằng và Lạng Sơn ở độ cao trên 1000m so với mực nước biển.Là một trong những vị thuốc có tác dụng nhiều mặt, có vị ngọt hơi đắng, tính ôn, có tác dụng hóa ứ, cầm máu, tiêu sưng, giảm đau … từ xa xưa nhất là trong nhà có phụ nữ thì tam thất bắc được coi là quý hơn vàng hay còn gọi là Kim Bất Hoán.

    Tam thất có hai loại: Tam thất bắctam thất nam. Tam thất bắc còn gọi là sâm tam thất, thổ sâm, kim bát hoàn. Họ nhân sâm (Araliaceae), Tên tiếng Anh là False gingseng. Tam thất nam còn gọi là tam thất gừng, khương tam thất, thuộc họ ngừng.

Trả lời