Top 4 Bài cảm nhận về ngày thương binh liệt sỹ 27/7 hay và ý nghĩa nhất

Bài cảm nhận về ngày thương binh liệt sỹ 27/7 (số 2)

Kính thưa:….

Được sự cho phép của ban tổ chức lễ kỷ niệm ngày 27/7 ngày thương binh liệt sỹ huyện, tôi tất vinh dự và xúc động được nhân danh cá nhân và xin phép được thay mặt cho các đối tượng thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ và người có công tiêu biểu huyện nhà có những cảm nghĩ xin được chia sẻ tâm sự với các đồng chí lãnh đạo huyện, các vị đại biểu và tất cả các đại biểu tại buổi lễ hôm nay.

Chúng tôi là những người hôm nay rất may mắn được dự ngày lễ tri ân đầy ý nghĩa này mặc dù trong chúng tôi nhiều người còn đó những thương tích, bệnh tật, những mất mát hy sinh, những người thân do chiến tranh để lại, cảm nhận được sự quan tâm, tri ân của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với chúng tôi với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” “Đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc mà Bác Hồ kính yêu đã dạy: “Đời đời biết ơn các anh hùng liệt sỹ đã anh dũng hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc”, các thương binh, bệnh binh đã cống hiến máu xương, sức lực cho dân tộc.

Thấm nhuần đạo lý và lời dạy ấy những năm qua suốt 70 năm Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã giành hết tinh thần, vật chất, tình cảm cho việc chăm sóc, hỗ trợ và quan tâm mọi mặt, mọi lúc, mọi nơi đối với các đối tượng chính sách và người có công ngay cả khi đất nước còn chiến tranh giải phóng dân tộc thống nhất đất nước và ngày nay mặc dù chưa đền đáp trọn vẹn, đầy đủ cho sự hy sinh anh dũng đó nhưng cũng đã phần lớn làm ấm lòng, vơi bớt đi sự mất mát, đau thương, sưởi ấm lòng tin của Đảng ta.

Đảng, Nhà nước và nhân dân nhớ ơn và đền đáp bao nhiêu đối với thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ người có công thì chúng tôi càng thấm thía, biết ơn Đảng và nhân dân ta đã dành nhiều ưu ái, nhiều sự quan tâm đối với chúng tôi, động viên khích lệ chúng tôi vượt qua khó khăn, thắng bệnh tật đau nhức do thương tích và mất người thân để vươn lên trong cuộc sống với tinh thần “Thương binh tàn mà không phế” mà Bác Hồ lúc sinh thời đã căn dặn.

Trên quê hương…ngày nay, tuy cuộc sống của nhân dân còn không ít khó khăn, song dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Cát Tiên những năm qua đã đổi mới và tiến bộ hàng ngày, đời sống dần ổn định và đi vào phát triển đi lên bền vững.

Lãnh đạo các cấp một mặt tích cực lãnh đạo nhân dân hoàn thành các mục tiêu kinh tế – xã hội, một mặc dành sự quan tâm ưu ái cho nhiệm vụ đền ơn đáp nghĩa. Vì vậy các đối tượng chính sách chúng tôi hiện nay phần lớn đã có mức sống đạt từ trung bình đến trên mức sống trung bình của địa phương.

Nhiều đối tượng đã thực sự gương mẫu, đã thực sự vươn lên làm kinh tế – hoạt động xã hội tích cực và tiêu biểu để cống hiến cho xã hội và thiết thực nâng cao đời sống cho bản thân để giảm bớt gánh nặng cho Đảng bộ và nhân dân ta, nhiều lắm những tấm gương ấy nhưng hôm nay chúng tôi chỉ là một trong nhiều những đối tượng như vậy được dự.

Với tinh thần và mục tiêu “Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, đô thi văn minh” giai đoạn 20XX-20YY mà các cấp lãnh đạo đã phát động, các đối tượng chính sách chúng tôi quyết tâm hưởng ứng, thực hiện để biến chủ trương đó thành hiện thực, để có đời sống ấm no, hạnh phúc, văn minh cho nhân dân trong đó có chúng tôi. Chúng tôi quyết tâm “ Tàn mà không phế” để đáp lại lời Bác, lời non sông.

Tuy nhiên cũng xin đề nghị lãnh đạo các cấp cần quan tâm, chăm lo hơn nữa đối với các gia đình liệt sỹ, bà mẹ Việt Nam anh hùng và một số đối tượng còn không ít khó khăn trong cuộc sống và nhất là còn một số thực sự là người có công mà chưa được hướng chế độ để tất cả đều hòa chung với sự quan tâm của Đảng và nhân dân ta.

Xin kính chúc lãnh đạo huyện, quý vị đại biểu và hội nghị luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt.

Bài cảm nhận về ngày thương binh liệt sỹ 27/7 (số 4)

“Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mù che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn
Đất nghèo nuôi những anh hùng
Từ trong máu lửa lại vùng đứng lên!”

Có lẽ hiếm nơi nào trên thế giới mà di chứng chiến tranh để lại nhiều như ở Việt Nam. Dù bất cứ nơi đâu, từ phố phường chật hẹp đến làng quê “cò bay thẳng cánh” đều có những nghĩa trang liệt sỹ ken dày mộ chí. Phần lớn trong số những người ngã xuống mới mười tám đôi mươi, lứa tuổi đẹp nhất cuộc đời. Họ bước vào cuộc chiến với tâm thế của những anh hùng, họ biết đặt cái khát khao giành độc lập, tự do lên trên sinh mạng của chính mình. Nhờ thế, đất nước Việt Nam được định hình trên bản đồ thế giới cũng từ tinh thần hy sinh cao cả ấy.

Chính vì vậy việc tri ân đối với những người, những gia đình có công với cách mạng không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân chúng ta, những con người đang được sống trong một đất nước hòa bình nhờ công sức, xương máu cha, anh đổ xuống, mà đó còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Đó là thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.

Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh chúng ta đã có rất nhiều câu nói, bài viết và dành những tình cảm đặc biệt đối với những thương binh, bệnh binh, anh hùng, liệt sĩ một trong những bài nói bài viết có thể kể đến: Trong thư gửi cụ Bộ trưởng Bộ Thương binh, Cựu binh nhân ngày Thương binh tử sĩ 27-7-1952, khi nói về trách nhiệm của nhân dân đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, Chủ tịch Hồ Chí Minh, viết: “…Nên coi đó là một nghĩa vụ của nhân dân đối với những chiến sĩ bị thương, bị bệnh; không nên coi đó là một việc “làm phúc”.

Quán triệt quan điểm đó của bác, Đảng và Nhà nước ta và rất nhiều tổ chức, cá nhân đã cùng chung tay trong các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” đối với những người, những gia đình có công với cách mạng, được thể hiện qua những hoạt động cụ thể, thiết thực như: phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam Anh Hùng, hỗ trợ gia đình thương bình, liệt sỹ, tu bổ, tôn tạo các nghĩa trang liệt sỹ, công trình tưởng niệm… Những việc làm ấy, nó không chỉ thể hiện tấm lòng biết ơn đối với những người đã dâng hiến trọn tuổi thanh xuân cho đất nước, mà còn đề cao truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam ta.

Đất nước đã hòa bình, nhưng chiến tranh chưa hẳn đã lùi xa, hàng ngày hàng giờ các thế lực thù địch, phản động lưu vong vẫn nhăm nhe chia cắt đất nước, những loại tội phạm nguy hiểm vẫn chực chờ cơ hội, thiên tai lũ lụt vẫn hoành hành. 

Thấu hiểu những hy sinh to lớn đó, Bác Hồ đã viết: “Máu đào của các liệt sĩ đã nhuộm lá cờ cách mạng càng thêm đỏ chói. Sự hy sinh của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do”. Cho nên đối với “những người con trung hiếu ấy, Chính phủ và đồng bào phải báo đáp thế nào cho xứng đáng”, và Người giải thích: “Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy, mọi người phải luôn luôn học tập tinh thần dũng cảm của các liệt sĩ để vượt qua tất cả khó khăn, gian khổ hoàn thành sự nghiệp cách mạng mà các liệt sĩ đã để lại”.

Hướng về kỷ niệm XX năm ngày thương binh liệt sĩ, mỗi một con người Việt Nam chúng ta chắc hẳn đều bộc lộ cảm xúc của mình khác nhau song tất cả đều cùng một mục đích đó là biết ơn những người con đã cống hiến, chiến đấu để cho chúng ta có được hòa bình độc lập hôm nay. Chúng ta tin tưởng và quyết tâm giữ vững nền tự do độc lập ấy.

Là tuổi trẻ…., chúng ta phải kiên định chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh, tuyệt đối trung thành với lý tưởng cộng sản mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn, luôn tin tưởng và chấp hành nghiêm những đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Quyết tâm cao nhất trong nỗ lực học tập, rèn luyện, lao động, đóng góp trí tuệ, sức lực, tài năng cho sự phát triển nhanh, mạnh mẽ, bền vững của đất nước, xứng đáng với sự hy sinh và kỳ vọng của các anh hùng, liệt sĩ, các thế hệ cha anh đi trước. Năng động, sáng tạo, luôn là lực lượng xung kích đi đầu trong thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị theo tinh thần của “tuổi trẻ sáng tạo”. Có tinh thần hỗ trợ nhau trong công tác cũng như cuộc sống hàng ngày, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. 

Thế hệ trẻ chúng ta hôm nay có quyền tự hào về thế hệ cha anh đi tr­ước. Chúng ta hãy noi g­ương các anh hùng liệt sỹ – những ng­ười đã hiến trọn đời mình cho tổ quốc, bằng những hành động cụ thể hãy cống hiến hết sức mình cho tổ quốc, xây dựng đất n­ước ta “ngày càng to đẹp hơn” sánh vai với các c­ường quốc trên thế giới như­ lời chủ tịch hồ chí minh đã căn dặn.

Bài cảm nhận về ngày thương binh liệt sỹ 27/7 (số 3)

Ngày 27/7/1947 – 27/7/20XX tròn YY năm kỷ niệm, chúng ta mỗi người dân Việt Nam kính cẩn nghiêng mình để tưởng nhớ linh hồn các bậc tiền bối, anh hùng liệt sỹ, những người con ưu tú của Tổ quốc đã anh dũng ngã xuống, đánh đổi xương máu của mình cho nền độc lập, tự do và sự thống nhất, phồn vinh của Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa ngày hôm nay.
Hằng năm cứ đến ngày này, thế hệ trẻ hôm nay lại có nhiều nghĩa cử cao đẹp để thể hiện tấm lòng thành kính của mình đối với những người con ưu tú của dân tộc đã ngã xuống trong nhiều cuộc chiến tranh khốc liệt. Họ là những người con của Tổ quốc Việt Nam thân yêu, dám hi sinh cả tuổi thanh xuân của mình cho dân tộc. Sự cống hiến, hi sinh của họ thể hiện rõ lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, của truyền thống bốn nghìn năm lịch sử giữ nước và dựng nước của cha ông ta. Chúng ta có quyền tự hào về những người con ưu tú đó của dân tộc Việt Nam.

Dù rằng chiến tranh đã đi qua, song những di chứng của chiến tranh vẫn còn hiện hữu. Nó để lại cho mỗi người, mỗi gia đình, bạn bè và người thân các thương binh, liệt sỹ. Những người mẹ mất con, những người vợ mất chồng,… để giờ đây những nghĩa trang Trường Sơn, Đường 9,… bạt ngàn những ngôi mộ, biết bao làng không chồng, trại thương binh và rất rất nhiều những hài nhi bé nhỏ dị tật được sinh ra trên đất nước. Đó là bằng chứng của tội ác chiến tranh, là những tiếng bi ai rung động đất trời. Ngoài những mất mát, hi sinh mà các anh đã vinh viễn mất đi ở chiến trường thì vẫn còn đó những di chứng, thương tật mà các anh còn để lại trên cơ thể của mình cũng như để lại cho thế hệ con cháu về sau này. Đó là các nạn nhân của chất độc màu da cam, đó là những đứa trẻ bị di chứng của chiến tranh do bố mẹ tham gia chiến trường…. Những nỗi đau đó vẫn còn hiện hữu, chưa thể nguôi ngoai trong nhiều gia đình, dòng họ. Thấy rõ được điều này, chúng ta càng cảm thông, chia sẻ hơn nữa cho hoàn cảnh của họ, đồng thời càng căm thù hơn đối với kẻ thù đã gieo rắc nên tội ác này.

Ăn quả phải nhớ người trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” là truyền thống đạo lý nhân ái có từ ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Truyền thống tốt đẹp này đã và đang được nhân dân ta phát huy từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, mà Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương tiêu biểu nhất.

Trước những mất mát, hi sinh của các thương binh, liệt sỹ cho dân tộc Việt Nam, trong suốt thời gian dài từ trước đến nay, Đảng, Nhà nước ta luôn chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân và lòng biết ơn sâu sắc của các tầng lớp nhân dân, của các thế hệ đối với liệt sỹ, gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng. Sự cống hiến, hy sinh của họ cho độc lập, tự do của dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân là vô giá, không chỉ cho ngày hôm qua, hôm nay mà còn cho muôn đời con, cháu mai sau. 

Bởi vậy, việc chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công là nghĩa vụ, trách nhiệm và niềm vinh dự của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và của mọi người, của thế hệ hôm nay. Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn ”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”, nhân dịp kỷ niệm ngày thương binh liệt sỹ, chúng ta những người dân Việt Nam một lần nữa xin được kính cẩn nghiêng mình dâng lên các Anh hùng liệt sỹ ngọn nến tri ân, những vòng hoa tươi thắm, thắp nén tâm nhang xin bày tỏ lòng thành kính, thể hiện lòng biết ơn vô hạn đến các anh – những người con bất tử, đã hi sinh cho Tổ quốc. Vinh quang của dân tộc Việt Nam ngày hôm nay không ai khác chính các anh là những người đã tạo nên. Tổ quốc, nhân dân Việt Nam tự hào về các anh – những người anh hùng của dân tộc Việt Nam!

XX mùa thu đi qua là XX mùa tri ân, ngày 27/7 trở thành ngày mà những người còn sống mãi mãi không được quên, không thể quên. Mặt khác, phải thể hiện lòng tri ân một cách thiết thực, hiệu quả thường xuyên, coi việc mình làm cho thân nhân liệt sĩ, thương binh là làm thay những người con ưu tú đã hi sinh vì Tổ quốc, vì mình, vì cả dân tộc Việt Nam. Mỗi một người trẻ hôm nay hãy sống sao cho xứng đáng với sự ra đi của các anh, hãy tự răn mình bằng những việc làm hữu ích cho non sông đất nước.

Bài cảm nhận về ngày thương binh liệt sỹ 27/7 (số 1)

“ Tôi lớn lên, khi đất nước không còn chia Bắc Nam, Chẳng biết chiến tranh là gì, chỉ còn lại trong những câu chuyện của cha…”

Đó chỉ là một câu hát vu vơ mà tôi vẫn thường hay nghe, song có lẽ nó là đại diện cho cả một thế hệ trẻ. Tại sao ư? Vì chúng ta đâu được chứng kiến sự tàn nhẫn của chiến tranh, sự khó khăn của những người lính bất đắc dĩ phải cầm súng và cả sự khổ cực của hậu phương,… Chúng tôi cũng đâu cảm nhận được chiến tranh, chẳng thấy được cái gọi là xót thương đối với những bà mẹ mất con, những đứa con mất cha và tất nhiên cũng không thể thấy được niềm vinh quang, hãnh diện khi cả đất nước hân hoan giải phóng, thống nhất bởi lúc đó chúng tôi đâu đã được ra đời!

XX năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhiều thế hệ cha anh đã không tiếc máu xương của mình để giành lấy độc lập tự do cho Tổ quốc. Để hôm nay của chúng ta được sống trong hòa bình thống nhất, Bắc Nam sum họp một nhà.

Chúng ta nhớ về những ngày tháng đất nước còn trong khói lửa chiến tranh, trên đất nước luôn chỉ muốn hòa bình. Để giữ lấy nền độc lập thiêng liêng ấy của Tổ quốc, hàng triệu thanh niên Việt Nam với bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ, ra đi với tình yêu cho quê hương đất nước vô cùng mãnh liệt, thề “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. 

Những người con anh dũng của Tổ quốc, có người còn sống nhưng cũng có người đã nằm lại với đất mẹ thân yêu. Thế nhưng những chiến công và tên tuổi của các anh đã trở thành bất tử, khắc ghi vào lịch sử dân tộc và mãi mãi được thế hệ những người Việt Nam tưởng nhớ.

Cùng đồng bào cả nước, Ban lãnh đạo XX luôn ghi nhận và tri ân tới những anh hùng, liệt sỹ đã ngã xuống vì Tổ quốc nói chung và cha mẹ đẻ của cán bộ công nhân viên trong Tập đoàn là thương binh, liệt sỹ nói riêng bằng cách gửi những món quà ý nghĩa bằng tinh thần và vật chất để động viên tới những thương binh, liệt sỹ và gia đình của họ.

Trả lời