Top 7 Ngôi đền nổi tiếng nhất Hy Lạp cổ đại

Đền Erechtheion

Cùng nằm trong khu quần thể Acropolis tại thành phố Athens. Đền Erechtheion được xây dựng từ năm 424 – 406  TCN.

Đền Erechtheion được gọi là “Khán đài của các nữ Caryatide”, mang một dạng kiến trúc độc đáo, các hàng cột chống, được thay bằng tượng của 6 cô gái trong xiêm áo kiểu Lonic được gọi là Cariatít, thân thể cân đối đầy gợi cảm, đôi chân hơi cong về phía trước làm nhiệm vụ đỡ các dầm mái của công trình. Khác với đền Parthenon: mạnh mẽ, cao lớn mặt bằng hoàn toàn đối xứng với thức cột Doric,  đền Erechtheion nhỏ hơn, đứng nép bên cạnh, duyên dáng với thức cột Lonic, và hàng cột Cariatít – những cô gái nô lệ xứ Caria.

 Đền Erechtheion nằm trên thành Acropolis và bảo tàng cổ vật quốc gia Acropolis. Đền này dành để thờ hai Thần Athena và Poseidon. Nếu để ý, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy Erechtheion là ngôi đền duy nhất trong kiến trúc đền đài Hy Lạp, có mặt bằng không đối xứng, đó là một kiến trúc độc đáo và trở thành một kiệt tác. Tác giả Erechtheion là kiến trúc sư Pytheos đã đưa ra một giải pháp không bình thường về mặt bằng và hình khối căn cứ vào địa hình có chỗ chênh nhau 3 m và căn cứ vào tính chất của khu đất. Sự xuất hiện Erechtheion cạnh đền Parthenon đã làm tôn vẻ đẹp của quần thể kiến trúc Acropolis. Hai công trình với hai vẻ đẹp hoàn toàn khác nhau đã “đối thoạ” với nhau tạo nên không gian phong phú. Dạng cột Cariatít từ đây được phổ biến trong kiến trúc cổ điển phương Tây.

Đền thờ thần Hephaestus

Đền thờ thần Hephaestus, con trai của Zeus và Hera, người cai quản ngọn lửa, kim loại, các nghề thủ công và cả những ngọn núi lửa phun trào, nằm cách 1 km trung tâm Athens, 500m về phía Tây Bắc của Acropolis, được xây dựng vào khoảng năm 449 TCN.

Hephaestus được xây dựng bằng đá cẩm thạch từ núi Pentelus, theo lối kiến trúc Doric 6 cột phổ biến, 6 cột mặt chính, và 13 cột ở hai bên (kể các cột góc hai lần). Cả cổng vào điện thờ và hậu sảnh được trang trí bằng phù điêu cột Lonic (thay vì kiểu kiến trúc điển hình triglyphs Doris).

Đây là ngôi đền cổ được bảo tồn tốt nhất trên thế giới nhưng lại khá ít người biết đến bởi sự lấn át của đền Parthenon. Tuy nhiên, đền Hephaestus vẫn là một cảnh quan làm rung động hồn người. Nếu đến thăm Hy Lạp thì đây vẫn là một điểm đến không thể bỏ qua cho khách du lịch.

Đền thờ thần Hera

Nữ thần Hera là một trong mười hai vị thần trên đỉnh Olympus, là nữ thần của hôn nhân, thần bảo trợ cho cuộc sống gia đình, cho sự thánh thiện và bền vững của nó. Hera là chị và cũng là vợ chính của thần tối cao Zeus.

Ngôi đền cổ nhất ở vùng Paestum đã được người Hy Lạp cổ gây dựng và thờ thần này. Paestum từng là một thành phố thuộc Hy Lạp cổ đại, hiện giờ Paestum nằm ở miền nam nước Ý. Nơi đây có 3 ngôi đền mang đậm nét kiến trúc Hy Lạp xưa. Đền được xây dựng khoảng năm 550 TCN bởi Hy Lạp theo lối kiến trúc cổ rất phổ biến của Hy Lạp lúc bấy giờ là kiểu Doric.

Đền thờ thần Poseidon

Trong thần thoại Hy Lạp cổ, Poseidon được biết đến là anh trai của thần Zeus, em trai của Hades. Ông là vị thần hộ vệ cho nhiều thành phố của Hy lạp. Ông được coi là biểu tượng của thần của biển cả, động đất, bão tố và loài ngựa.

Trên sườn đồi của vịnh Saronic ( Hy Lạp) đẹp như tranh vẽ  nhìn ra biển Aegean, là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất của Hy Lạp, đền thần Poseidon. Khi đến đây, bạn không chỉ thỏa thích ngắm nhìn các bờ biển tuyệt đẹp mà còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ngôi đền nghìn tuổi, cổ kính tại nơi đây.

Điện lớn thứ hai của Poseidon sau thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp. Đền Poseidon được xây dựng vào những năm 444-440 TCN. Ngôi đền có 42 cột đá cẩm thạch trắng cao 6m và 15 cột Doric vẫn còn. Đó là lý do tại sao đây là một trong những địa điểm khảo cổ phổ biến nhất ở Hy Lạp. Đặc biệt, trong đó có một  trụ cột chạm khắc 15 tác phẩm của nhà thơ người Anh Lord Byron. Trong nhà thờ có chỗ để đặt một bức tượng đồng của Poseidon cao chót vót chiều cao 6 m. Tương truyền rằng, ngư dân và thủy thủ của Hy Lạp cổ đại đã tha thiết cầu xin các vị thần biển. Vị thần này thường được mô tả với hình ảnh mang một tay chiếc đinh ba để khi tức giận, ông sẽ sử dụng nó để khuấy động lên bão khiến tàu thuyền bị hư hỏng. Những người muốn giúp anh ta để lại một con vật quốc tế và quà tặng khác trên cầu thang của ngôi đền.

Ngôi đền cách 80 km từ Athens bằng xe hơi, do vậy du khách đến thăm Hy Lạp dễ dàng ghé dạo và thăm quan ngôi đền linh thiêng này.

Đền thờ thần Zeus

Thần Zeus – vị thần của bầu trời, sấm và chớp, là vị thần tối cao nhất trong thần thoại Hy Lạp. Chính vì vậy, sự ảnh hưởng của thần trong đời sống của người Hy Lạp cũng rất lớn.

 Đền thờ Thần Zeus tại Athens là một ngôi đền đổ nát khổng lồ nằm tại trung tâm thành phố Athens nhiều lịch sử. Đây là đền thờ lớn nhất thế giới thời cổ đại, còn được nhiều người gọi với cái tên “Những cột trụ của thần Zeus”, nó được bắt đầu xây dựng ở thế kỷ thứ VI TCN dưới thời Hy Lạp độc lập và được kết thúc hơn 638 năm sau dưới thời Hy Lạp bị La Mã đô hộ, vào thế kỷ thứ II Sau CN.

Cấu trúc đền thần Zeus rất lớn, có chiều dài 96m, chiều rộng 40m, chiều cao 17m, gồm 104 cột trụ bằng đá cẩm thạch, mỗi cột cao khoảng 17m, đường kính 2m. Tuy nhiên, sau nhiều cuộc chiến tranh phá hoại thì nay chỉ còn 15 cột trụ đứng chơ vơ. Bên trong đền đặt một tượng thần Zeus khổng lồ. Trên mặt các tường của Đền thờ thần Zeus đều vẽ các bức tranh ghi lại những câu chuyện giữa con người và thần thánh.

Mặc dù không còn nguyên vẹn nhưng hằng năm nơi đây vẫn đón một lượng du khách rất lớn bởi sự huyền bí và lối kiến trúc tinh xảo của nó. Đền cũng được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Đền thờ thần Apollo Epicurius

Đền thờ Apollo Epicurius là một đền thờ Hy Lạp cổ đại ở Bassae và được xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ thứ V TCN.

Ngôi đền là sự kết hợp của nhiều kiểu kiến trúc cổ đại khác nhau: như Doric, Lonic và Corinthian. Bên ngoài đền thờ là dãy cột trụ thiết kế theo kiểu Doric với 15 cột chạy dọc theo chiều dài 6 chiếc cột theo chiều ngang. Bên trong đền thờ lại thể hiện một sự kết hợp lạ thường của kiến trúc Lonic và Corinthian, với 10 chiếc cột theo kiến trúc Lonic ở những vùng trũng và một chiếc cột kiểu Corinthian ở cuối dãy phía Nam.Toàn bộ hệ thống gạch đá của ngôi đền được làm bằng đá hoa cương vô cùng lộng lẫy và tinh xảo. Các khối chạm khắc và phù điêu vô cùng tinh tế. Tuy nhiên, qua thời gian, những khối chạm khắc này dần bị phá hủy và chỉ còn lưu lại một chút ít tại Bảo tàng Anh.

Đền Apollo thờ vị thần ánh sáng, chân lý và nghệ thuật trong thần thoại của Hy Lạp mang tên thần Apollo. Thần là con ngoại hôn của thần Zeus và nữ thần Leto. Em song sinh của Apollo là nữ thần săn bắn Artemis. Thần Apollo là hiện thân của khả năng xua đuổi và tránh né tai ương, thường đại diện cho sự hài hòa, trật tự và lý trí.

Năm 1986, đền thờ đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới và là di sản đầu tiên được công nhận tại Hy Lạp.

Đền Parthenon

Đền Parthenon được coi là một công trình kiến trúc nổi tiếng nhất của  của Hy Lạp cổ đại, là một biểu tượng vĩ đại của sự kết thúc Hy Lạp cổ đại và nền dân chủ Athena.

Ngôi đền thờ thần Athena, được xây dựng vào thế kỷ V TCN ở Acropolis ở thành phố Athens. Tên của đền Parthenon bắt nguồn từ tượng đài kỷ niệm Athena Parthenos ở phía Đông của công trình, có nghĩa là vị chúa vẫn còn trinh nguyên. Đền do hai nhà kiến trúc kiệt tác thời cổ đại là Ichitinot và Calicratet chỉ đạo xây dựng vào khoảng những năm 447- 438 TCN. Phần điêu khắc do Phidias hoàn thiện.

Công trình có mặt bằng hình chữ nhật 31 x 70 m chia làm 4 phần chính: Tiền sảnh, Gian thờ tế, Chỗ để châu báu và Hậu sảnh. Công trình được xây theo lối kiến trúc cột Doric và kiểu Peripteral với 46 cột lớn, mặt chính gồm 8 cột, mặt bên 17 cột. Mỗi cột có đường kính 1,9m và cao trung bình 10,4 m. Toàn bộ hệ thống cột được xây bằng đá cẩm thạch trắng có tỷ lệ và đường nét rất thanh thoát. Các khối đá được đẽo rất tỉ mỉ và chính xác để ghép với nhau thành một thể thống nhất.

Không gian bên trong ngôi đền gồm phòng lớn đặt tượng thờ nữ thần Athena cao 6m. Athena-nữ thần của sự thông thái, vị thần bảo hộ của thủ đô Athens của Hy Lạp. Nữ thần được đúc bằng vàng và ngà voi bởi đôi tay tuyệt vời của nhà điêu khắc vĩ đại Phidias.

Mặc dù không còn nguyên vẹn như lúc ban đầu do chiến tranh tàn phá. Xong, ngôi đền vẫn được coi là kiệt tác kiến trúc của nền văn minh phương Tây. Các trụ cột vững vàng, mạnh mẽ với các chạm khắc uy nghi trên đầu cột là biểu tượng cho con người thời xưa.

Trả lời