Cầu thang là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong thiết kế nhà ở, đặc biệt là những ngôi nhà có diện tích nhỏ. Việc bố trí cầu thang sao cho vừa đảm bảo công năng, vừa thẩm mỹ, lại tối ưu hóa không gian là một bài toán khó.
Bài viết này sẽ chia sẻ những kinh nghiệm hữu ích giúp bạn lựa chọn được giải pháp lắp đặt cầu thang phù hợp nhất cho không gian nhà nhỏ của mình.
1. Tiêu Chuẩn Kích Thước Cầu Thang Cho Nhà Diện Tích Nhỏ
Đặc điểm cầu thang cho nhà nhỏ
Để tiết kiệm diện tích cho các căn nhà nhỏ, khi cần lên cầu thang nhà thiết kế thường sẽ:
- Giảm số bậc.
- Giảm kích thước mặt bậc.
- Tăng kích thước cổ bậc.
- Hình dáng thiết kế theo đặc thù khu đất, thay đổi theo các tầng để đáp ứng công năng.
Công thức tính cầu thang cho nhà nhỏ
Cầu thang trong nhà nhỏ được tính theo công thức tính mặt bậc, cổ bậc cầu thang:
- 2R+G=630;650;700. Tổng số bậc thang là số lẻ.
- Khi tính toán kích thước bậc trong nhà siêu nhỏ được tính theo công thức: 2R+G=650. Tổng số bậc thang là số lẻ.
Trong đó, R là kích thước cổ bậc thang (mm), G là kích thước mặt bậc thang (mm).
2. Lưu Ý Khi Thiết Kế Cầu Thang Cho Nhà Diện Tích Nhỏ
Vị trí lý tưởng
Nhà có diện tích nhỏ thường phải chọn vị trí lắp đặt cầu thang phù hợp để vừa đáp ứng được công năng, thẩm mỹ, phong thủy mà vừa phải tiết kiệm không gian. Một số vị trí ưu tiên cho việc bố trí cầu thang:
- Sát tường bên trái hoặc phải của góc nhà, lệch hẳn sang một bên.
- Đặt tại vị trí phân cách giữa nhà bếp và phòng khách, tận dụng làm vách ngăn.
- Bố trí cầu thang ở phía ngoài ngôi nhà.
Chất liệu
Cầu thang dành cho các nhà có diện tích nhỏ nên sử dụng các chất liệu mang hơi hướng hiện đại như gỗ, đá, kim loại hay kính cường lực. Nên phối hợp các chất liệu để giảm cảm giác nhàm chán, bức bí.
Màu sắc
Cầu thang nên sơn cùng với màu tường hoặc sàn nhà để đảm bảo tính nhất quán và đồng bộ. Những căn nhà có diện tích nhỏ nên ưu tiên lựa chọn các màu tươi sáng để đánh lừa thị giác, giúp không gian trở nên rộng và thông thoáng hơn. Nếu muốn tăng sự phá cách hoặc làm nổi bật thì nên phối hợp khéo léo các tông màu linh hoạt.
Yếu tố ánh sáng
Cầu thang được xem như trục xương sống, nơi dẫn lối cho các sinh khí đi từ tầng này đến tầng khác. Nên bố trí cầu thang tại các khu vực đón tự nhiên hoặc lắp thêm đèn chiếu sáng để tăng hiệu ứng thẩm mỹ, không gian thông thoáng, xua tan đi sự bí bách, tù túng của ngôi nhà.
3. Giải Pháp Cầu Thang Cho Diện Tích Nhỏ
Cầu thang 1 vế
Cầu thang 1 vế là kiểu cầu thang được bố trí dọc theo mép tường, nối thẳng từ mặt sàn lên tầng trên mà không có chiếu nghỉ. Đây là thiết kế vô cùng tinh giản, đáp ứng công năng nhưng cực kỳ gọn gàng và tối ưu. Tuy nhiên chỉ nên lắp đặt cho những nhà có độ cao dưới 3.5m, nhà cao trên 3.5m dùng cầu thang 1 vế không phù hợp.
Cầu thang 2 vế tối giản
Cầu thang 2 vế được chia thành 2 dạng chính là cầu thang chữ L và cầu thang đổi chiều 180 độ. Loại cầu thang này mang lại cảm giác chắc chắn, an toàn cho người dùng. Cầu thang 2 về dùng trong các nhà nhỏ thường tối giản hết mức, bố trí tại góc tường hoặc vị trí ngăn cách giữa các khu vực.
Cầu thang xoắn ốc
Thiết kế xoắn ốc được đánh giá cao về mặt thẩm mỹ, có bố cục xoáy nhằm tiết kiệm diện tích, tạo không gian thông thoáng. Mẫu cầu thang này tô điểm cho ngôi nhà thêm phần độc đáo, tạo điểm nhấn cực kỳ nổi bật.
Cầu thang bay
Cầu thang bay được ví như là sản phẩm của tương lai bởi sự đẹp mắt, tối giản nhưng cực kỳ tinh tế. Đánh lừa thị giác người nhìn, tạo sự bay bổng và nhẹ nhàng.
Ngoài yếu tố thẩm mỹ, cầu thang bay còn giúp ánh sáng và không khí lưu thông khắp nhà bởi khoảng trống giữa các bậc. Tuy nhiên, thi công phức tạp, tốn thời gian và chi phí là các nhược điểm cần lưu ý khi sử dụng mẫu thiết kế này.
Cầu thang xương cá
Cầu thang xương cá cũng được thiết kế tương tự cầu thang bay, có khoảng trống giữa các bậc. Kiểu cầu thang này có thể thiết kế đa dạng theo hình xoắn ốc, ziczac, chữ L,… phù hợp với từng diện tích để tăng tính tối ưu.
Cầu thang cáp treo
Cầu thang cáp treo xóa bỏ quan niệm về sự cứng nhắc khi nhắc về các khối cầu thang. Thay vào đó, thiết kế thay đổi phần tay vịn hoàn toàn bằng sợi dây cáp, nhẹ nhàng và thanh thoát như sợi đàn. Lựa chọn này vừa đảm bảo được công năng bảo vệ, vừa tăng thẩm mỹ, độ thông thoáng và hút sáng tự nhiên.
Cầu thang gấp thông minh
Cầu thang gấp thông minh là giải pháp vô cùng tối ưu trong việc tiết kiệm tối đa không gian lẫn diện tích của ngôi nhà. Dạng cầu thang này khi cần mới mở ra, không cần gấp gọn lại và giấu trên trần nhà. Tuy nhiên nó mang lại sự bất tiện cho việc di chuyển, nhất là với người già và trẻ nhỏ, chỉ phù hợp cho các phần gác xép hoặc nhà trọ, ký túc.
Cầu thang kết hợp
Cầu thang kết hợp là thiết kế cầu thang đi kèm với các đồ nội thất khác như kệ sách, tủ ti vi, tủ rượu nhằm tối ưu diện tích.
4. Hưng Phú Thịnh – Dịch Vụ Tư Vấn, Thiết Kế, Thi Công Nhà Trọn Gói Chất Lượng Tại HCM
Là đơn vị có nhiều năm hoạt động xây dựng, Hưng Phú Thịnh tự tin giúp mọi không gian nhà nhỏ trở nên thông thoáng mà vẫn đáp ứng công năng khi lên cầu thang.
Tính đến nay, Hưng Phú Thịnh đã thi công cho hàng trăm công trình nhà phố, nhà ống, nhà trọ,… có diện tích nhỏ và nhận được đa số phản hồi tích cực từ phía khách hàng. Chúng tôi cam kết đáp ứng các tiêu chí thẩm mỹ – phong thủy – an toàn – bền chắc cho căn nhà của bạn.
Lựa chọn Hưng Phú Thịnh, khách hàng nhận được:
- Quy trình làm việc khoa học, chính xác từng giai đoạn.
- Nói không với bán thầu, trực tiếp thực hiện tất cả công đoạn nên chi phí cạnh tranh đáng kể.
- Đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư trẻ, năng động, có chuyên môn vững, am hiểu phong cách kiến trúc cũng như khoa học phong thủy.
- Báo giá minh bạch, rõ ràng sau khi đã có phương án thiết kế.
- Đội thợ giàu tâm huyết, trách nhiệm, nói không với “cải biến” bản vẽ.
- Chế độ bảo hành lâu năm từ 3 đến 10 năm.
- Có kinh nghiệm lên phương án xây dựng tại các mặt bằng khó, hiểm trở.
Tóm lại, việc lựa chọn cầu thang cho nhà nhỏ là một bài toán khó. Tuy nhiên, với những gợi ý trên đây, hy vọng bạn sẽ tìm được giải pháp phù hợp nhất cho không gian sống của mình.
Để có được một chiếc cầu thang đẹp, tiện dụng và tối ưu không gian, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố như diện tích, vị trí, kiểu dáng, chất liệu,… Bên cạnh đó, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia thiết kế để có được lựa chọn tốt nhất.