Những Tiêu Chí Phân Loại Bài Tarot

Để lựa chọn cho bản thân được một bộ bài Tarot phù hợp là điều không dễ dàng khi hiện nay trên thị trường có quá nhiều sự lựa chọn cho bạn. Từ loại standard, mini, special version đến loại bài gốc, bài handmade, rồi cả loại bài theo chủ đề hoạt hình, ma thuật hoặc huyền bí… Bài viết này sẽ phân loại và giúp bạn có được cơ sở để lựa chọn cho mình một bộ bài Tarot phù hợp nhất.

1 1.Phân loại bài Tarot theo giá cả

  • Bình dân: Trong phân khúc này, mỗi bộ bài có giá vào khoảng 300 – 500k, được xem là bình dân, phù hợp với túi tiền của đa số người yêu Tarot. Có thể nói đây là phân khúc phổ cập khi cứ 10 người sẽ có 9 người chọn mua trong phân khúc này. Có 3 nhà xuất bản in chính trong phân khúc này gồm US Games, Lo Scarabeo và Llewellyn. Với phân khúc này chủ yếu là những bộ bài Tarot giống nhau, được đính kèm booklet – sách hướng dẫn nhỏ.
  • Tầm trung, cận cao cấp: Phân khúc nào cao hơn bình dân bởi thường trong các bộ bài được đính kèm sách hướng dẫn to. Hoặc là những bộ bài do tác giả tự in, nhà xuất bản ít phổ biến nên giá sẽ cao hơn. Thường phân bổ giá vào khoảng 600-100k/bộ.
  • Cao cấp: Với dòng này đáp ứng được tiêu chí sang chảnh. Giá mỗi bộ trên 1tr. Chất liệu làm phải là giấy đẹp, sách hướng dẫn đầy đủ. Những bộ bài nằm trong dòng cao cấp này thường do tác giả tự in với số lượng giới hạn (thường 500-1000 bộ/lượt in). Hoặc là hàng hiếm có đã ngừng in hoặc đã bán hết.

2 Phân loại bài Tarot theo chuẩn/dòng bài

Dựa vào cách thể hiện hình vẽ, biểu tượng trong bộ bài (các lá major và Minor Arcana) để làm tiêu chí phân loại, chia thành 3 nhóm chính:

  • Rider Waite: Trong dòng bài này thường lấy hình ảnh con người, động vật để thể hiện các lá Major và Minor. The Fool thể hiện hình ảnh một chàng trai đang vác một chiếc túi,  phía sau là ánh mặt trời đang mọc, cả thân hình chàng trai như sắp rời khỏi vách đá. 5 of Pentacles là hình ảnh hai con người lầm lũi giữa đêm đông lạnh lẽo, đói khát, mỏi mệt, bệnh tật và nghèo khổ bên ngoài nhà thờ với 5 đồng xèng nằm trên cửa sổ. Nhóm này có tính biểu cảm, đa dạng rất cao
  • Marseille: Ở các lá bài Major lấy hình ảnh về con người để minh họa thì đến Minor không còn được minh họa bằng hình ảnh con người nữa (trừ các lá Court Card). Các lá Pip Card chỉ toàn biểu tượng của bộ. Nhóm này mang tính biểu cảm thấp
  • Thoth: Kiểu nhiều nét hơn Marseille. Tức là các lá Major thì vẽ ng minh họa như bình thường. Qua Minor thì vẽ biểu tượng bộ như Marseille. Nhưng tiến bộ hơn là nhiều nét hơn. Đặc điểm nổi bật là tính trừu tượng, hình học trong bộ bài. Kèm theo biểu tượng chiêm tinh/hoàng đạo các kiểu của lá bài.

3 Phân loại theo chủ đề

Những bộ bài được in trước năm 1950 thì có khá ít chủ đề nên chỉ có một số kiểu như đã đề cập ở phần 2. Từ 1950 trở đi những bộ bài được thể hiện khá đa dạng. Nhưng chủ yếu vẫn là dùng hình ảnh minh họa cho cả bộ bài theo chuẩn Rider. Khác nhau ở điểm là dùng dạng mẫu gì để thể hiện.

  • Cơ bản: tức là các bộ bài gốc có từ lâu như Rider Waite, Thoth, Tarot Of Marseille, Etteilla,…
  • Động vật: dùng loài vật minh họa cho lá bài
  • Thực vật: Dùng hình tượng các loài thực vật để minh họa
  • Con người: Dùng hình ảnh một con người nào đó để tạo nên bộ bài – 78 lá là 78 cảnh sinh hoạt của họ
  • Truyền thuyết: Dùng các điển tích cổ, thần thoại, truyện dân gian để áp vô minh họa bài.
  • 18+
  • Dark: Dùng các dạng đen tối như quỷ, ma cà rồng, ma sói, … để minh họa bài.

4 4. Phân loại bài Tarot theo kích thước

Có phân loại theo tiêu chí này là để đáp ứng nhu cầu của người dùng cũng như giá trị của Nhà xuất bản. Có các dạng như sau:

  • Poket:Bộ bài dạng này có kích thước khá nhỏ, dễ dàng đem đi bất cứ nơi đâu. Size khoảng 5.7 x 8.9 cm. Một phiên bản khá nhỏ xinh của em nó là tiny, size tầm 2.5×3.5cm.
  • Chuẩn: Dạng này cầm tay khá vừa vặn. Size 7x12cm.
  • Lớn: Dạng bài này có kích thước khá to, với những ai tay nhỏ thì đây không phải là lựa chọn phù hợp. Size >7x12cm => rơi vào khoảng 16.5 cm x 9.5 cm hoặc 9.5 x 14 cm.

5 5. Phân loại bài Tarot theo màu sắc

Áp dụng chủ yếu cho 2 bộ Rider-Waite và Tarot of Marseille.

  • Original Edition: Bài nguyên bản màu sắc ban đầu do tác giả vẽ, in ấn quyết định.
  • Radiant Edition: Bài được tô với tông màu đậm, nóng hơn so với bản Original.
  • Universal Edition: Bài được tô với tông đậm, nóng nhưng nhạt hơn so với bản Radiant.

Trả Lời Câu Hỏi

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời