Hiểu rõ cách sử dụng mặt nạ đất sét sẽ giúp hộ chị em sớm sở hữu một làn da mịn màng, sáng rạn ngời. Đất sét có chứa những thành phần khoáng chất như phốt pho, ma-giê, canxi, sắt, kẽm… và mỗi loại đều có một tác dụng riêng và sẽ nhanh chóng đem đến cho bạn một làn da như mong muốn. Có một sai lầm nghiêm trọng là nhiều người mắc phải đó là mặt nạ đất sét có thể sử dụng cho tất cả các loại da. Tuy nhiên, thực tế thì mặt nạ đất sét chỉ phù hợp dùng cho da dầu và da hỗn hợp. Da khô và da kích thích thì không nên sử dụng mặt nạ đất sét vì rất có thể sẽ gây kích ứng và khiến da khô hơn. Hãy cùng tìm hiểu cách đắp mặt nạ đất sét ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Cách đắp mặt nạ đất sét hiệu quả cho da
Trước khi tìm hiểu từng bước trong cách sử dụng mặt nạ đất sét thì bạn cần biết đến những loại đất sét và công dụng riêng của từng loại.
Các loại đất sét dùng làm mặt nạ chăm sóc da
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại mặt nạ đất sét, nhưng phổ biến nhất là các loại sau:
Đất sét màu trắng/ xám: Công dụng của loại đất sét này rất phù hợp cho da hỗn hợp, bổ sung rất nhiều khoáng chất và loại bỏ những chất nhờn dư thừa mà không làm da tăng tiết bã nhờn.
Đất sét hồng/ đỏ: Chủ yếu giúp da mịn màng hơn.
Đất sét xanh: Thích hợp sử dụng cho da dầu và mụn, giúp loại bỏ bụi bẩn trên da và chất nhờn thừa từ sâu bên trong lỗ chân lông.
Tự làm đất sét: Sau khi đã chọn đất sét phù hợp với da của bản thân thì bạn hãy thêm vài giọt tinh dầu giúp nuôi dưỡng da.
Hướng dẫn thực hiện cách sử dụng mặt nạ đất sét
Bước 1: Làm sạch da mặt
Đây là bước đầu tiên và cực kỳ quan trọng trong cách đắp mặt nạ đất sét. Nếu mặt đã trang điểm thì bạn hãy dùng nước tẩy trang để loại bỏ lớp trang điểm. Sau đó rửa mặt với sữa rửa mặt và nước ấm nhằm loại bỏ những tạp chất. Nước ấm sẽ làm mềm lỗ chân lông đã bị bít kín.
Bước 2: Tiến hành đắp mặt nạ
Dùng ngón tay hoặc cọ thoa mặt nạ đất sét thật đều trên khuôn mặt, cổ và ngực theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Tránh bôi vào những vùng da mắt vì tại đây da khá mỏng có thể dễ bị tổn thương. Một số loại đất sét sẽ có tác dụng tẩy tế bào chết nhưng một số khác lại không. Với mặt nạ có tác dụng tẩy tế bào chết thì bạn cần bôi lớp mặt nạ theo chuyển động tròn. Sau đó hãy để mặt nạ khô dần trên da.
Bước 3: Loại bỏ lớp mặt nạ đất sét
Bạn thoa nước ấm lên mặt và sử dụng ngón tay massage nhẹ nhàng theo hình tròn cho đến khi lớp đát sét ướt trở lại và sau đó rửa sạch, lau khô bằng khăn mặt. Không nên sử dụng bất kỳ sữa rửa mặt để tẩy lớp mặt nạ này.
Bước 4: Dưỡng da sau khi đắp mặt nạ
Sử dụng nước hoa hồng sẽ giúp da dễ hấp thu những dưỡng chất từ kem dưỡng ẩm, dầu dưỡng da và cung cấp ẩm cho da. Sau khi nước hoa hồng khô, bạn hãy thoa một lớp mỏng kem dưỡng ẩm hoặc dầu dưỡng lên da mặt. Không trang điểm trong thời gian từ 12 – 24 giờ sau khi đăp mặt nạ đất sét.
Những lưu ý khi thực hiện cách sử dụng mặt nạ đất sét
- Nếu như bạn thắc mắc nên dùng mặt nạ đất sét mấy lần 1 tuần thì đối với mặt nạ đất sét, bạn chỉ nên sử dụng 2 lần/ 1 tháng. Sử dụng quá nhiều phương pháp này sẽ khiến da bị khô do mất nước và có thể khiến da dễ bị sưng và kích ứng.
- Nhiều bạn cũng chưa rõ dùng mặt nạ đất sét khi nào. Thời điểm thích hợp để đắp mặt nạ này là sau khi tắm, khi này da của bạn sẽ không bị quá khô và có thể thẩm thấu những dưỡng chất một cách tốt hơn
- Một lưu ý quan trọng nữa là đừng bao giờ để mặt nạ đất sét khô hoàn toàn thì mới bắt đầu rửa lại với nước sạch. Nếu làm như vậy sẽ khiến da bị hút hết nước da sẽ bị căng và khô.
- Nên rửa mặt sau khoảng 15 đến 20 phút khi lớp mặt nạ bắt đầu thay đổi màu sắc. Đủ thời gian cho mặt nạ có thể hoạt động trên da, hấp thụ chất nhờn và cung cấp khoáng chất có lợi cho da.