Top 10 Bí quyết đạt điểm cao thi tiếng anh lớp 10 ở Hà Nội

Phân bố thời gian làm bài hợp lý

Học sinh nên phân bổ thời gian thật hợp lý để không bị cháy thời gian: Các em nên dành 20 phút đọc lướt qua đề thi, đồng thời làm luôn những câu chắc chắn đúng 100% trước, sau đó mới dành thời gian cho câu khó hơn.

Nắm vững những cấu trúc cơ bản và điển hình

Để làm bài tốt học sinh cần phải nắm vững những kiến thức sau đây:

Cách sử dụng 12 thì trong tiếng Anh (12 tenses); Cách chuyển đổi câu chủ động, câu bị động (active, passive voices); Cách chuyển đổi câu trực tiếp , câu gián tiếp (direct , reported speech); Câu so sánh (comparison); Câu ước (wishes); Câu điều kiện (conditional sentences); Cách dùng từ (nouns, adjective, adverb, verbs……); Cách sử dụng giới từ (prepositions); Phrasal verbs

Làm hết các câu của bài thi

Học sinh nên dành thời gian để xem lại bài thi và cố gắng làm hết các câu trong bài thi, không để sót câu nào.

Rèn kỹ thuật làm bài trắc nghiệm.

Tương tự Toán và Ngữ Văn, môn Tiếng Anh được xác định là môn chắc chắn xuất hiện trong kì thi vào 10 sắp tới. Đặc biệt, tỷ lệ câu hỏi trắc nghiệm cao nên học sinh một mặt cần nắm chắc kiến thức để phân biệt câu đúng/sai và mặt khác cũng cần rèn kỹ thuật làm bài trắc nghiệm.

Nếu nắm vững kiến thức cơ bản, học sinh có thể làm bài tự tin và không phải lo lắng nhiều.

Nắm chắc kiến thức và kỹ năng cơ bản

Các câu hỏi tập trung trong chương trình THCS, số câu hỏi mang tính thách đố rất ít. Học sinh nắm chắc kiến thức và kỹ năng cơ bản của Chương trình tiếng Anh THCS có thể làm tốt bài thi.

Đặc biệt, đề không yêu cầu viết đoạn văn nên sẽ thuận lợi cho rất nhiều học sinh yếu về kỹ năng sản sinh ngôn ngữ.

Với 40 câu hỏi, trong đó có 32 câu trắc nghiệm và 8 câu tự luận, đề minh họa gồm các nội dung Phát âm, Ngữ pháp, Từ vựng, Tình huống giao tiếp, Đọc hiểu và Viết câu.

Số lượng câu hỏi liên quan đến ngữ pháp (đơn lẻ, trong đoạn văn điền từ, vận dụng viết câu) chiếm tỷ lệ tương đương 50%, trong khi số lượng câu về từ vựng ít.

Có phương pháp học tập khoa học

Kiến thức và kỹ năng tập trung chủ yếu vào lớp 8, 9 nên việc ôn tập sẽ dễ dàng. Tuy nhiên, những học sinh có học lực trung bình hoặc yếu tiếng Anh rất cần quyết tâm, có phương pháp học tập khoa học để giảm căng thẳng và mang lại hiệu quả cao. Học sinh cần dành một vài tuần ôn tập lại kiến thức từ lớp 6, 7, 8. Sau đó tập trung nhiều cho chương trình lớp 9.

Nắm chắc các quy tắc phát âm

Đề thi yêu cầu học sinh phải nắm chắc các quy tắc phát âm (nguyên âm, phụ âm), các kiến thức ngữ pháp cơ bản, lời đáp trong tình huống giao tiếp thông thường, vốn từ vựng rộng, kỹ năng sử dụng nghĩa từ vựng và nghĩa ngữ pháp để điền từ trong đoạn văn, kỹ năng đọc hiểu đoạn văn ngắn để trả lời câu hỏi và viết lại câu/kết hợp câu.

Đáp ứng 3 mức độ nhận thức: Nhận biết – Thông hiểu – Vận dụng

Đặc biệt, đề thi đòi hỏi học sinh đáp ứng 3 mức độ nhận thức: Nhận biết – Thông hiểu – Vận dụng ở mức độ thấp. Số lượng câu hỏi yêu cầu học sinh cần đạt được mức độ vận dụng cao chiếm 15%, chủ yếu dành cho các bạn mong muốn đạt được điểm 9 – 10.

Như vậy, nếu xét trên mục tiêu của việc điều chỉnh phương án thi là giúp cải thiện tình trạng môn chính, môn phụ, tránh tình trạng học lệch, học tủ thì đề như vậy là phù hợp và không gây sốc đối với học sinh.

Ôn tập bài trước khi đến lớp

Trước khi đến lớp, các em cần chuẩn bị tốt bài ở nhà, đọc kỹ sách giáo khoa và làm bài tập. Trên lớp chú ý nghe hướng dẫn, tích cực luyện tập và phối hợp học cùng bạn bè sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái và hiệu quả.

Ôn theo nhóm

Ngoài việc học trên lớp và tự học ở nhà, học sinh nên tổ chức hình thức học theo nhóm tại trường lớp, học các nhóm học online. Bởi vì thông qua nhóm học tập, học sinh dễ dàng thảo luận với nhau để tìm ra những đáp án trước những bài tập khó và có thể góp ý và sửa sai cho nhau.

Để lại một bình luận