Top 10 Cách chữa nhiệt miệng hiệu quả nhất hiện nay.

Vỏ dưa hấu

Theo Đông y, vỏ dưa hấu có tính hàn, thường để điều trị các bệnh nóng trong, có tác dụng thanh nhiệt giải độc nên có thể dùng vỏ dưa hấu để chữa nhiệt miệng, lở miệng.

 

* Cách làm: 

 

 Lấy 50g vỏ dưa hấu đem sao vàng, tán thành bột, rồi trộn cùng một ít mật ong và bôi vào chỗ lở 1-2 lần/ ngày. Kiên trì sử dụng sẽ có hiệu quả rõ rệt.

Sữa chua

Sữa chua là món ăn khoái khẩu của nhiều người trong mùa hè. Không những thế sữa chua còn có thể dùng để chữa nhiệt miệng đơn giản và khá hiệu quả. Bởi trong sữa chua có nhiều men vi sinh giúp cân bằng vi khuẩn trong miệng và cơ thể.

* Cách làm:

 

Ăn nhiều sữa chua sẽ giúp liền vết loét miệng và phòng tránh vết nhiệt miệng mới. Ngoài ra, khi thoa sữa chua lên vùng rộp, vết lở sẽ dịu lại nhanh chóng.

Rau diếp cá

Rau diếp cá từ lâu đã được sử dụng rộng rãi như một loại rau gia vị giúp kích thích tiêu hóa, tăng thêm mùi vị cho món ăn, tạo cảm giác ngon miệng. Nhưng ít ai biết đến tác dụng tuyệt vời của nó trong việc chữa bệnh nhiệt miệng. Diếp cá có vị cay, hơi lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng. Không những thế, gần đây Y học đã nghiên cứu cho thấy trong rau diếp cá có tính kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng, do đó nó có tác dụng rất tuyệt vời trong việc điều trị nhiệt miệng.

* Cách làm: 

 

Lấy khoảng  100g rau diếp cá  non hoặc bánh tẻ, đem rửa sạch sẽ rồi để ráo nước. Sau đó chuẩn bị máy xay sinh tố, đem phần rau đã nhặt trước đó đem đi xay nhuyễn, lọc lấy phần nước cho người bị nhiệt miệng uống. Mỗi ngày nên uống từ 2-3 lần là tốt nhất, duy trì đến khi nào khỏi bệnh thì thôi.

Củ cải

Củ cải dùng làm rau ăn, có thể chế biến thành nhiều món ăn như luộc, kho với thịt, cá, làm dưa… rất ngon miệng. Ngoài ra, với vị cay, tính lạnh, củ cải còn là một vị thuốc chữa nhiệt miệng rất hiệu quả. Củ cải trắng chứa 92% nước; 1,5% protit; 3,7% gluxit; 1,8 celluloz. Lá và ngọn chứa tinh dầu và một lượng đáng kể vitamin A và C giúp làm mát cơ thể, giải nhiệt.

* Cách làm:

 

Chọn khoảng 300g củ cải rửa sạch, gọt vỏ, xắt thành miếng nhỏ, giã sống rồi vắt lấy nước hòa thêm một ít nước lọc, súc miệng ngày 3 lần, dùng 2 ngày khỏi.

Lá rau ngót

Theo y học cổ truyền rau ngót là loại cây có tính năng làm mát trong cơ thể, giúp tuần hoàn máu tốt hơn, lợi tiểu và còn giúp giải độc tố trong cơ thể nhanh chóng.

* Cách làm:

 

Chuẩn bị một bó rau ngót, tuốt hết hết lá rồi đem đi rửa sạch. Tiếp đó giã nát phần lá, lấy nước đó đem trộn với một thìa mật ong. Dùng hỗn hợp đó bôi lên chỗ bị nhiệt, mỗi ngày kiên trì làm từ 2-3 lần. Bài thuốc này rất an toàn lại không tốn kém, được rất nhiều người sử dụng. Ngoài ra bạn cũng nên kết hợp với việc ăn canh rau ngót trong các bữa ăn để làm mát bên trong cơ thể.

Mật ong

Mật ong được cho khắc tinh của chứng nhiệt miệng. Mật ong có tính kháng khuẩn, chống viêm nên giúp tiêu diệt vi khuẩn và tái tạo các mô nên chữa lành các vết loét miệng rất hiệu quả.

* Cách làm:

 

  • Cách 1: Bạn có thể dùng mật ong để ngậm hoặc dùng tăm bông chấm mật ong bôi trực tiếp lên những nốt nhiệt miệng. Thực hiện 3 lần mỗi ngày sau mỗi bữa ăn, bạn sẽ thấy triệu chứng nhiệt miệng được cải thiện đáng kể và dần biến mất sau 3 ngày.
  • Cách 2: Bạn có thể pha mật ong với bột nghệ nguyên chất để được hỗn hợp đặc, sau đó dùng khăn bông chấm và bôi lên những vết loét. Đợi sau khoảng 1 phút thì súc miệng sạch. Mỗi ngày lặp lại khoảng 3 lần.

Cà tím

Cà tím có tính năng cực hàn, thanh can, giáng hỏa, lợi tiểu, nhuận tràng, chỉ huyết, hóa đàm, thanh nhiệt, giải độc. Vì vậy  cà tím hoàn toàn rất tốt trong việc chữa nhiệt miệng.

* Cách làm: 

 

Lấy khoảng 2 trái cà tím cắt lát mỏng luộc chừng 10 phút lấy một tô nước uống. Nên uống khi nước còn ấm nóng. Nếu chớm bị chỉ cần 1 lần là sẽ khỏi. Còn khi vết lở tròn trắng mủ thì làm 6 trái chia 3 lần, uống vào 3 buổi chiều, uống vào sẽ thấy đỡ đau ngay và vết thương sẽ rất mau lành miệng.

Cùi dừa

Đông y cho rằng dừa có vị ngọt, tính bình, sinh tân, lợi niệu, sát khuẩn, tác dụng bổ dưỡng và tăng cường thể trạng, ích khí, khử phong, trị bệnh cam, viêm nhiệt, háo khát, tân dịch bị tổn thương, miệng nôn trôn tháo, phù nề, tiểu tiện ít, bệnh về ký sinh trùng đường ruột, diệt côn trùng, bị lở loét, viêm da,… Đặc biệt rất thích hợp sử dụng trong quá trình điều trị bệnh nhiệt miệng.

* Cách làm:

Bạn có thể lấy cùi dừa nghiền nát rồi sau đó ép lấy nước và dùng để súc miệng 3-4 lần/ngày. Hoặc lấy một mảnh cùi dừa cho vào xay, sau đó chắt lấy nước cốt để uống trước khi đi ngủ và mỗi sáng thức dậy, cách làm này vừa làm sạch miệng  vừa giúp các vết lở loét mau lành.

Nha đam

Trong nhiều nghiên cứu cho thấy nha đam có tính sát khuẩn cao và gây tê có tác dụng sát trùng và thanh nhiệt cơ thể.  Các chất trong nhựa nha đam có thể giúp vết thương mau lành và mau mọc da non nhờ tính kháng khuẩn cao.

* Cách làm: 

 

Cắt một đoạn nha đam lấy phần nhựa bôi vào vết lở loét ở vùng miệng nhờ tính kháng khuẩn trong nhựa nha đam giúp cho vết loét của bạn giảm sưng, bớt đau và mau lành hơn.

Hoặc có thể dùng các loại nước súc miệng thảo mộc từ nha đam cũng rất hiệu quả.

Khế chua

Theo y học quả khế có vị chua ngọt, tính lành. không độc, có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, sinh tân dịch, giải độc, trị phong nhiệt. Lá khế có vị chát tính lạnh, có tác dụng tán nhiệt độc dùng chữa các chứng ung nhọt, lở ngứa do huyết nhiệt.

* Cách làm:

 

Giã nát 2-3 quả khế chua, rồi đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc. Chờ lúc thuốc nguội rồi ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Thực hiện liên tục 2 – 3 ngày vết lở sẽ giảm đau và sưng hiệu quả.

Hoặc lá khế giã nát, đắp vào chỗ đau có tác dụng giảm sưng do nhiệt, giảm đau và giải độc

Trả lời