Top 10 Kinh nghiệm giữ trẻ trật tự, không nói chuyện riêng mà giáo viên mầm non nên biết

Cho trẻ thi đua

Thường thì trẻ nhỏ rất thích được khen thưởng, vậy nên các cô hãy nắm bắt tâm lý này để giữ trật tự cho lớp. Theo ý kiến của một vài cô giáo thì với cách làm này có thể thực hiện như sau: Cô giáo chia trẻ thành 3 tổ và cho các tổ thi đua im lặng, giữ trật tự. Tổ nào im lặng lâu nhất sẽ được bé ngoan. Tuy đơn giản nhưng khá hiệu quả và đã được rất nhiều các cô giáo áp dụng. 

Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ

Chia trẻ thành nhiều nhóm nhỏ (mỗi nhóm từ 5 -> 6 bé) và cho mỗi nhóm chọn đồ chơi hoặc có nhóm sẽ lấy đồ chơi trên các góc. Mỗi nhóm cử một trẻ lãnh uy, vừa chơi vừa quản lý nhóm. Đồng thời, cô hãy ra điều kiện nhóm nào nói chuyện to tiếng, chạy giỡn sẽ không cho chơi nữa. 

Đừng hâm dọa trẻ

Cô giáo đừng hăm doạ trẻ bằng các cách khác nhau, chỉ cần tôn trọng song song với nghiêm khắc với trẻ, nghiêm khắc với cả chính bản thân mình về vấn đề kỉ luật, nề nếp của lớp bạn chắc chắn sẽ khác!

Cô giáo là tấm gương sáng cho trẻ

Với trẻ, cô không nên nói to, không nên hét lên để nhắc trẻ trật tự. Lớp mất trật tự cô mời cả lớp đi ra ngoài, đứng xếp hàng và đi vào lớp trật tự. Cô muốn các con nói nhỏ thì cô cần là người làm gương trước tiên. Cô muốn các con trật tự trong giờ học thì cô không buôn chuyện khi dạy trẻ. Nếu có việc quan trọng cần trao đổi với nhau thì cô nên xin lỗi trẻ sau khi trao đổi xong. Muốn trẻ tôn trọng kỉ luật thì cô cần làm gương trước và trẻ luôn lấy cô làm tấm gương để noi theo. 

Cử một vài trẻ canh lớp

Đây cũng là một cách được rất nhiều cô giáo áp dụng khi cô không ở trong lớp vì chuẩn bị thức ăn, hay dọn dẹp lớp. Chỉ cần cho 1 hoặc 2 trẻ thay cô quan sát lớp và giao nhiệm vụ thấy bạn nào nghịch ngợm, gây ồn ào hãy báo lại cho cô. Tuy có thể thời gian giữ im lặng không quá lâu nhưng cũng đủ để các cô yên tâm rời lớp làm nốt một vài việc. 

Tạo thói quen làm theo hiệu lệnh

Việc tạo nền nếp cho trẻ là vô cùng quan trọng. Ngay từ đầu năm học các cô cần tạo thói quen khi nghe hiệu lệnh của cô (xắc xô, hoặc cô vỗ tay vài lần, hoặc tiếng 1 dụng cụ âm nhạc nào đó vang lên – cần cố định từ đầu năm) thì cả lớp cần trật tự lắng nghe cô. 

Cho trẻ làm một số hoạt động khác

Ngoài hoạt động trò chơi thì sử dụng âm nhạc, chuyện kể, mỹ thuật cũng là những cách khá hay để ổn định trật tự lớp mầm non. Trong lúc rãnh rỗi, cô có thể một câu chuyện thú vị nào đó thu hút trẻ, hay cùng hát với trẻ những ca khúc đã từng học, hoặc chuẩn bị giấy vẽ để trẻ thỏa thích vui chơi cùng bút màu, rồi thì tập nặn trong lúc cô rời lớp. 

Cho trẻ hiếu động ngồi gần cô

Trẻ quá hiếu động, nghịch ngợm cũng là nguyên chính dẫn đến tình trạng mất trật tự. Để khắc phục, cô giáo nên chú ý quan sát và chọn ra những trẻ hiếu động nhất cho ngồi gần mình để dễ quản lý. Đôi khi đây cũng là một cách hiệu quả để cô rèn luyện tính nề nếp cho lớp học. 

Đừng để các bé “rảnh”

Không có việc gì làm thì đương nhiên bé phải chạy nhảy, nói chuyện, đùa nghịch rồi. Chính vì thế, các cô giáo đừng để các bé “rảnh”, hãy cho bé hoạt động vận động liên tục để các bé không có thời gian rãnh rỗi. Cô có thể lấy màu, giấy cho bé tô vẽ, bé chán rồi thì lại cho bé đi đội hình (xếp hàng, đi vòng tròn, hình chữ u, rồi xếp hàng,….), 1 ->2 tuần đầu cô phải hướng dẫn bé, về sau khi bé đã quen thi cô giáo chỉ cần ra dấu tay thì bé sẽ thực hiện theo đội hình cô ra dấu, vừa tập cho bé nề nếp, vừa giữ lớp im lặng, và cô cũng có thể làm những việc của cô. 

Tạo các hoạt động trò chơi cho trẻ

Đối với lứa tuổi mầm non thì việc ngồi yên 1 chỗ hầu như là không thể. Chính vì thế, giữ trật tự để trẻ không nói chuyện riêng thì trò chơi chính là giải pháp ưu tiên số 1. Vừa mang lại không khí vui tươi mà cũng là những giây phút giải trí bổ ích, giúp trẻ hứng thú hơn với những tiết học. Vậy trò chơi nào có thể ổn định trật tự lớp học, hãy cùng danh sách khám phá nhé!

  • Trò chơi “Trời tối trời sáng”

Luật chơi: Khi nghe tín hiệu “trời tối”, tất cả phải nhắm mắt và ngồi xuống (làm động tác ngủ).

Cách chơi: Cho trẻ đi tự do trong phòng giả làm đàn gà con đi kiếm mồi hai tay giơ cao vừa vẫy tay vừa kêu “chiếp, chiếp”. Khi có tín hiệu “Trời tối” thì tất cả chạy về chỗ ngồi của mình (nếu để tập nhận chỗ ngồi) hoặc ngồi thụp xuống đất nghiêng đầu áp 2 bàn tay vào má và nhắm mắt ngủ. Cho trẻ nhắm mắt khoảng 30 giây sau đó cô nói: “Trời sáng”, trẻ đưa hai tay lên mồm và bắt chước tiếng gà gáy “ò ó o”. Trò chơi tiếp tục khoảng 3 – 4 lần.

  • Trò chơi Nói và làm

Cách chơi: Trẻ xếp thành vòng tròn

Quản trò hô: “Các bạn hãy cười thật to”
Người chơi phải làm ngược lại là: “Khóc thật nhỏ”
Quản trò hô: “Các bạn hãy nhảy lên”
Người chơi phải làm ngược lại: “Ngồi xuống đất”

  • Trò chơi: Cao cẳng cùng cò

Cách chơi:

Tập thể cùng hát “Con cò có cái cổ cao cao, có cái cẳng cong cong”
Quản trò hô: Cò đâu? Cò đâu?
Trẻ: Cò đây! Cò đây!
Quản trò hô: Cổ đâu?
Trẻ: Cổ đây! (đưa cổ, đầu ra)
Quản trò: Cẳng đâu?
Trẻ: Cẳng đây! (đưa chân trái ra)

  • Trò chơi: Vịt đẻ trứng

Tập thể cùng hát theo thể tự do “te te te – vịt đẻ, te te te – vịt ấp, te te te – vịt nở, te te te – vịt bay”. VỪA HÁT TRẺ LÀM THEO điệu bộ theo các động tác:

Vịt đẻ: hai tay để sau mông
Vịt ấp: hai tay để trước bụng
Vịt nở: hai tay để trước mặt
Vịt bay: hai tay giang ra hai bên

  • Trò chơi “Bốn mùa”

Chuẩn bị: Cho cả lớp xếp 1 vòng tròn to.
Luật chơi: Cháu phải tập trung chú ý nghe hiệu lệnh của cô, ai không làm đúng thì bị phạt nhảy lò cò. 
Cách chơi:

Cô nói mùa xuân, cháu nói hoa nở và làm động tác bướm bay. 
Cô nói mùa thu, cháu làm động tác lá rơi.
Cô nói mùa đông, cháu làm động tác lạnh. 
Mùa hè cháu làm động tác nóng nực.

  • Trò chơi: “Chồng nụ chồng hoa”

Cách chơi: 4 trẻ chơi với nhau: 2 trẻ làm nhiệm vụ nhảy. 2 trẻ ngồi đối diện nhau, duỗi 2 chân, 1 bàn chân của cháu B chồng lên ngón chân của cháu A (bàn chân dựng đứng). 2 trẻ nhảy qua rồi lại nhảy về. Sau đó cháu A lại chồng 1 nắm tay lên ngón chân cháu B làm “nụ”, 2 trẻ lại nhảy qua, nhảy về. Rồi cháu B lại dựng đứng tiếp 1 bàn tay lên trên bàn tay “nụ” để làm “hoa”. 2 trẻ nhảy nếu chạm vào “nụ, hoa” thì mất lượt đi phải ngồi thay cho trẻ ngồi. Nếu nhảy không chạm vào “nụ, hoa” thì được trẻ ngồi cõng chạy 1 vòng. Sau đó chơi tiếp tục – đổi vai cho nhau.

Ngoài ra, các cô cũng có thể tham khảo thêm một số trò chơi ở các bài viết sau của Toplist:

  • https://danh sách.vn/top-list/tro-choi-on-dinh-va-chuyen-tiep-hoat-dong-cho-tre-mam-non-hay-va-thu-vi-nhat-26165.htm
  • https://danh sách.vn/top-list/tro-choi-giup-tre-mam-non-tap-trung-khong-noi-chuyen-rieng-khi-ngoi-vong-tron-26368.htm
  • https://danh sách.vn/top-list/tro-choi-nho-tap-trung-tre-va-choi-bang-cac-ngon-tay-hay-nhat-co-giao-mam-non-nen-biet-26261.htm

Trả lời