Top 10 Thương hiệu chả cá chất lượng nhất hiện nay

Chả Cá Phan Rang

Trong những năm gần đây, tỉnh Ninh Thuận chú trọng phát triển ngành kinh tế mũi nhọn đó là du lịch, cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch ngày càng được nâng cấp và cải thiện đã thu hút rất nhiều du khách đến đây hàng năm. Du khách đến đây không chỉ ấn tượng với sự chất phác, thiệt thà của con người nơi đây, mà còn không thể nào quên hương vị đậm đà của ẩm thực vùng đất nắng, đặc biệt là món chả cá Phan Rang niềm tự hào của người dân Ninh Thuận. Không biết vì lý do gì mà vùng biển nơi đây như được thiên nhiên ưu ái, ban tặng những loại cá ngon, hấp dẫn. Loại cá dùng để làm chả cá phổ biến nơi đây là cá Mối, cá Nhồng lại đặc biệt ngon hơn so với những nơi khác.

Miếng chả cá Phan Rang vừa mới chiên lên có màu vàng óng hấp dẫn, vị ngọt ngào của cá tươi, lại thêm mùi thơm lan tỏa như muốn níu chân những vị khách phương xa. Mùi vị đậm đà ấy khiến không ít người quay lại đây lần nữa. Chả cá Phan Rang mang đậm hương vị của biển. Đặc biệt không sử dụng hàn the, bột, đảm bảo tươi ngon, an toàn vệ sinh thực phẩm. Chả cá có thể được ăn riêng, ăn chung với mì gói, cuốn bánh tráng hoặc chế biến thành nhiều món như bánh canh, bún chả cá, lẩu chả cá, gỏi chả cá…

Chả cá có 3 loại: chả cá chiên, chả cá hấp và chả cá sống. Quy cách: 3 miếng/1kg. Chả cá sau khi đã định hình thành từng miếng sẽ được để nơi thoáng mát khoảng 3-4 giờ đồng hồ để chả hồi lại như thế khi nấu lên chả cá mới dai ngon được, nếu vừa làm xong mà đem chiên liền cá sẽ bở và không ngon. Sau khi chả cá đã hồi và đạt độ dai nhất định người ta sẽ bắt đầu công đoạn sơ chế chúng. Có 2 cách để làm chín chả cá thông thường đó là chiên và hấp. Để chiên được chả cá ngon phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước miếng chả cá, dầu ăn để chiên và lửa. Một miếng chả cá chiên ngon sau khi chiên xong căng phồng, có màu vàng đẹp mắt, mùi thơm tự nhiên của cá biển làm cho chúng ta muốn nếm thử. Thông thường nhiều người thích ăn chả cá chiên hơn vì chúng giữ được mùi vị, lại thơm ngon, bảo quản được lâu hơn so với chả cá hấp.

Chả cá Quy Nhơn

Nếu nói về ẩm thực xứ Nẫu mà bỏ lỡ món chả cá Quy Nhơn là thiếu xót vô cùng lớn. Chả cá Quy Nhơn thành một trong những đặc sản níu chân du khách khi tới đây và người xa xứ luôn nhớ về. Khác với chả cá vùng khác, chả cá Quy Nhơn mang phong vị riêng không lẫn vào đâu được. Quy trình chế biến chả cá cũng đặc biệt.

  • Nguyên liệu là bước đầu tiên để tạo nên miếng chả cá Quy Nhơn tươi ngon, các loại cá phổ biến thường khi sử dụng để làm chả cá thường là cá củ đỏ, cá rựa, cá thuẫn,…Điều quan trọng với món chả cá là nguyên liệu phải có truy xuất nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn và không sử dụng các chất bảo quản.
  • Cá được nhập tại các đơn vị sản xuất cá ở Quãng Ngãi, Bình Định và vận chuyển về cơ sở sơ chế. Tại đây, cá được cắt đầu, cắt bụng và lấy ruột. Cá sau khi sơ chế phải đem rửa thật sạch thì mới bào lấy thịt được. Cầm chiếc thìa bạn xẻ con cá làm hai theo đường xương chính giữa của nó và nạo hết để lấy thịt nó ra. Công đoạn này thấy vậy chế không hề đơn giản đâu nhé! Phần xương và da còn lại sẽ được bán cho các cơ cở chế biến thức ăn cho gia súc.
  • Sau khi lấy thịt, có một điều thú vị là thịt cá sẽ được ướp trong đá từ 24 đến 48 giờ để tăng độ dẻo và dai. Sau thời gian ướp đá thịt cá sẽ được mang ra cho cối quết với cá loại gia vị như hành, tiêu, tỏi, ớt, hạt nêm và lòng trắng trứng, quết càng lâu thì thịt càng dai và ngon. Các công nhân sẽ tạo hình miếng chả phù hợp với từng loại như chả viên, chả đồng tiền, chả dẹp,…
  • Tiếp đến là công đoạn chế biến, tùy theo cách chế biến sẽ có những loại chả khác nhau nhưng hai loại chính là chả chiên và chả hấp. Chả chiên tầm 15 đến 20 phút trong dầu sôi già 100 độ cho đến khi miếng chả nổi, phồng vàng đều thì vớt. Để đảm bảo miếng chả thơm và giòn thì phải dùng bếp củi, dầu chỉ được chiên lại một lần sau đó thì phải bỏ. Chả hấp tầm 45 phút với nhiệt độ cao cho miếng chả phồng đều, nhấn có độ dai.

Chả thành phẩm phải trải qua công đoạn làm nguội khoảng 2 tiếng, tiếp đến là đóng gói hút chân không để bảo quản và xuất đi nhiều nơi trên khắp cả nước như Sài Gòn, Đắk Lắk, Đà Nẵng, Nha Trang,…Chả cá Quy Nhơn có rất nhiều cách để thưởng thức, ăn kèm với bún, bánh canh, bánh cuốn,… hoặc ăn không chấm với tương ớt và có thể mua mang về như một món đặc sản Quy Nhơn không thể thiếu khi đặt chân đến đây.

Chả cá Vũng Tàu

Long Sơn là xã đảo ngoại thành của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, cách trung tâm thành phố khoảng 12km về phía Tây Nam. Muốn đến Long Sơn, từ Vũng Tàu, du khách phải đi dọc theo quốc lộ 51, qua thị xã Bà Rịa, xã Tân Hải, huyện Tân Thành.

Xưa kia, người Long Sơn chủ yếu sống bằng nghề làm muối, đi biển. Hiện nay, người dân phát triển thêm nhiều nghề khác như du lịch, nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy hải sản… trong đó, nổi bật là làm chả cá xuất khẩu. Khu vực này đang có khoảng 20 cơ sở hoạt động sản xuất chả cá.

Tại Công ty TNHH Chế biến thủy sản Tiến Đạt, quy trình sản xuất chả cá phải trải qua các yêu cầu nghiêm ngặt, từ khâu lựa chọn nguyên liệu tới sơ chế, chế biến, cho ra thành phẩm và đóng gói. Cụ thể, ngay từ khi bắt đầu bước vào khu vực sản xuất, toàn bộ nhân công đều phải mặc đồ bảo hộ chuyên dụng và trải qua quy trình lăn tóc để loại bỏ hoàn toàn tóc cũng như bụi bẩn bám dính trên quần áo.

  • Cá nguyên liệu để sản xuất phải là cá tươi, sau khi nhập về sẽ được đưa vào máy rửa rồi ướp ngay với đá lạnh. Cứ một lớp cá, người làm lại trải một lớp đá lên trên. Công đoạn này nhằm mục đích hạ nhiệt độ của cá nguyên liệu xuống dưới 4 độ C.
  • Tiếp theo, cá được đưa vào sơ chế. Tại đây, công nhân tiến hành chặt bỏ đầu và cạo sạch phần ruột bên trong rồi tách xương và thịt. Phần thịt đem rửa lại cho sạch và trải qua công đoạn tách nước. Để đảm bảo nguyên liệu đạt chuẩn, công đoạn rửa và tách nước được thực hiện liên tục khoảng 4 lần.
  • Sau tách nước, người làm chuyển qua công đoạn tách mỡ, tinh lọc, ép khô, trộn phụ gia, định hình, xử lý nhiệt và cho ra bán thành phẩm gọi là surimi. Surimi tiếp tục được xay cho tới khi hỗn hợp đạt 0 độ C thì cho phụ gia gồm: muối, đường, bột ngọt, bột biến tính… đồng thời bổ sung thêm đá xay. Việc trộn đá xay vào hỗn hợp giúp chả cá đạt 8-10 độ C.
  • Tại xưởng chế biến, khi surimi được xay xong, nhân công sẽ cho vào các khuôn định hình rồi đưa vào tủ hấp trong 15 phút rồi đem chiên. Để đảm bảo vệ sinh, an toàn, mỗi ngày, dầu chiên luôn được kiểm tra độ ôxy hóa cẩn thận. Chả sau khi chiên vàng sẽ chuyển qua công đoạn tách dầu rồi làm nguội, qua máy dò kim loại rồi mới chuyển đi cấp đông và đóng gói thành phẩm.

chả cá Nha Trang

Thành phố biển Nha Trang không chỉ nổi tiếng bởi các điểm du lịch nổi tiếng, những bãi biển dài thơ mộng mà ẩm thức Nha Trang cũng là một trong những lí do níu chân biết bao du khách khi đến đây.

Nhắc đến ẩm thực Nha Trang không thể bỏ qua món chả cá. Chả cá Nha Trang là một món ăn quen thuộc của bất kì khách tham quan nào khi tới địa điểm du lịch Nha Trang dù một hay nhiều hơn một lần đều muốn thử qua, ngay trên chính mảnh đất của thành phố biển xinh đẹp này.

  • Miếng chả cá giòn giòn, thơm ngọn sẽ khiến du khách thích mê khi đưa lên miệng thưởng thức ngay miếng đầu tiên. Chả cá được chế biến từ những con cá đặc biển tươi ngon nhất, đánh bắt ngay trên vùng biển Nha Trang. Người ta thường dùng các loại cá như cá thu, cá mối, cá rựa, cá chuồn…tuy nhiên, món chả với hương vị thơm ngon hấp dẫn nhất vẫn được chế biến từ cá nhồng hương.
  • Không giống với món chả cá Lã Vọng Hà Nội hay bất kì món chả nào ở vùng miền khác, chả cá Nha Trang có một hương vị riêng, cách làm được biến tấu dưới nhiều dạng khác nhau. Đầu tiên cá được xay nhuyễn, ướp gia vị như hành tỏi, nước mắm, hạt tiêu…. Khâu trộn gia vị này đặc biệt quan trọng, bởi nó sẽ quyết định vị của chả cá.
  • Sau khi để thời gian vừa đủ để cá ngấm gia vị, chả cá bắt đầu được chế biến. Có ba cách phổ biến nhất để chế biến chả cá là rán, hấp hay canh chả cá nấu cùng với nước hầm xương. Bí quyết để có được một miếng chả cá dai, giòn bên ngoài nhưng mềm và thơm bên trong, người nấu sẽ quết thêm một lớp lòng đỏ trứng gà ra bên ngoài trước khi đưa chả cá vào chế biến. Không những vậy, chả cá Nha Trang cũng là nguyên liệu chính của món bánh canh, bún cá hay mì Quảng. Phần đầu cá và xương sau khi đã lọc lấy hết thịt sẽ được đưa vào nồi hầm nấu nước leo cho thêm ngọt đậm đà.Không phải là món ăn quá cầu kì, tuy nhiên chả cá Nha Trang như một “điểm nhấn” trong ẩm thực của Đà Nẵng khiến mỗi du khách đến đây nếu đã từng một lần được thưởng thức món chả cá Đà Nẵng chắc chắn sẽ nhớ mãi cái vị ngon ngọt, dai giòn của cá biển tươi.

Tất cả các yêu tố như vậy đã tạo nên một thương hiệu cho chả cá Nha Trang, càng ngày càng nổi tiếng bởi sự phong phú, độc đáo của nguồn cá hay chính là từ những cách khéo léo, cẩn trọng của người dân nuôi trồng thủy hải sản, sinh sống ở đây

CHẢ CÁ THÁC LÁC HẬU GIANG

Đến Hậu Giang mà chưa ăn chả cá thác lác thì là một thiếu sót lớn bởi đây là món ăn đậm hương vị miền quê sông nước, ăn một lần là nhớ mãi không thôi. Cá thác lác là loài cá nước ngọt, có thân dài, dẹp, đuôi nhỏ, màu bạc, thường sống ở sông, kênh, rạch, ao, hồ và được tìm thấy nhiều nhất ở đồng bằng sông Cửu Long… Hậu Giang nổi tiếng với loài cá thác lác cườm, vốn có từ Biển Hồ theo dòng Mê Kông vào Bắc Vàm Nao và tỏa đi các vùng sông nước miền Tây. 

Được thiên nhiên ưu đãi, Hậu Giang có nguồn nước nhiều khoáng chất phù hợp với loài cá thác lác nên thịt của chúng ngọt, thơm, dai, có màu trắng nõn tự nhiên, khác với cá ở vùng khác. Điều này giúp tạo nên món ăn đặc sản rất riêng của Hậu Giang là chả cá thác lác.Chả cá thác lác khá dễ làm nhưng để món này ngon thì phải lựa chọn cá thật tươi với các đặc điểm như mang màu đỏ tươi, thân cứng, thịt óng ánh. Sau đó, cá được sơ chế sạch, bỏ xương, ướp với tỏi, tiêu, bột ngọt vừa ăn, rồi đem đi giã (giã bằng tay thì ngon hơn) cho tới khi thịt dẻo kết lại, có màu trắng phớt hồng là được, thêm chút thì là thái nhỏ. Viên thành viên nhỏ vừa ăn rồi đem đi rán đến khi chả cá có màu vàng ươm, dậy thơm mùi cá là chín.

Món chả cá sẽ hấp dẫn hơn nếu ăn kèm với rau sống. Cọng rau sống thơm mát hoà quyện với thịt cá dai dai, giòn, ngọt, chấm vào chén tương ớt chua ngọt tạo nên một khúc biến tấu đầy hương vị, khiến thực khách không thể kiềm lòng, muốn ăn thêm nhiều miếng khác nữa.Chả cá thác lác là món ăn không thể thiếu của người Hậu Giang, thường xuất hiện trong mâm cơm hàng ngày và cũng là món ăn để thiết đãi khách mỗi khi có dịp.

Chả cá Hùng Vương

Với nguồn nguyên liệu dồi dào, tươi sạch cùng quy trình sản xuất đảm bảo, chả cá Hùng Vương được trao giải “thương hiệu vàng thực phẩm Việt Nam”.

  • Tại Công ty TNHH một thành viên hải sản Hùng Vương, quy trình sản xuất chả cá từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, chế biến cho đến thành phẩm đều tuân theo tiêu chí nghiêm ngặt.
  • Nguyên liệu làm chả cá gồm cá mối, cá thu, cá ngừ, mực… được thu mua từ các tàu khai thác thuộc vùng biển Nam Định, có kiểm định nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Đặc biệt, nhà máy đều chọn các loại hải sản tươi sống.
  • Sau khi thu gom, cá nguyên liệu được làm sạch đất cát bám trên thân, loại bỏ vảy, nội tạng và rửa lại bằng nước lạnh. Mục đích của quá trình này là loại bỏ một số vi sinh vật bám trên bề mặt. Nguồn nước được dùng là nước sạch, đảm bảo vệ sinh theo tiêu chuẩn. Nhiệt độ nước rửa cá luôn thấp hơn 5 độ C. Sau khi rửa sạch, cá được đưa vào để phi lê lấy thịt, lóc bỏ da và xương để chuẩn bị đem xay.
  • Để đảm bảo an toàn thực phẩm những phụ gia cho vào chả cá chủ yếu là tinh bột, gelatin, sorbitol và các loại gia vị như đường, muối, tiêu… Toàn bộ các phụ gia được sử dụng luôn rõ nguồn gốc, trong danh mục cho phép, còn nguyên vẹn nhãn mác, hạn sử dụng; được bảo quản trong dụng cụ chứa đựng phù hợp tại nơi khô thoáng.Sau quá trình xay thô, bổ sung phụ gia và gia vị, nguyên liệu được phối trộn và đưa vào xay nhuyễn. Để tránh sản phẩm bị ươn hỏng, hỗn hợp được làm đông trước khi bao bột và tẩm bột, rồi mang đi chiên. Sau đó, sản phẩm được mang đi làm đông lần 2 để bao gói dễ dàng hơn và ngăn ngừa bị hỏng. Trong suốt quá trình chế biến sản phẩm, sản phẩm luôn được đặt ở mức nhiệt độ dưới âm 18 độ C để đảm bảo chất lượng.

Lãnh đạo doanh nghiệp cho biết, thương hiệu chả cá Hùng Vương được sản xuất theo tiêu chuẩn HACCP (hệ thống quản lý an toàn thực phẩm giúp phát hiện các mối nguy và kiểm soát chúng khi đã được hình thành) nên đảm bảo về chất lượng.

Với các thiết bị phục vụ sản xuất hiện đại, được đầu tư đồng bộ, mỗi năm, doanh nghiệp cho ra khoảng 1.000 tấn tiêu thụ nội địa, tạo nền tảng thương hiệu uy tín trong ẩm thực Việt.

Chả cá Phan Thiết

Chả cá ở mỗi vùng miền đều có hương vị riêng nhưng đặc sắc và lạ miệng hơn cả là chả cá Phan Thiết. Thực khách đã một lần thưởng thức đều ngất ngây với hương vị mặn mòi của biển, chính vì vậy mà món chả cá nơi đây trở thành đặc sản gắn liền với tên tuổi của miền cát nhiều nắng và gió.

  • Chả cá Phan Thiết thường có hai loại là chiên và hấp. Chả cá chiên thơm lừng, có vị ngon và béo. Còn chả cá hấp ngọt đậm, hương vị mặn mà khó quên.Sở dĩ chả cá Phan Thiết trở nên đặc biệt và được nhiều người yêu thích là bởi nguyên liệu để làm chả cá được người dân nơi đây lựa chọn từ những con cá biển tươi ngon nhất. Độ ngọt và tươi của cá đã khiến món chả vừa lạ miệng lại rất ngon và bổ dưỡng. Đặc biệt, chả cá của Phan Thiết luôn đảm bảo không có chất bảo quản, không chứa hàn the hay các phụ gia có hại cho sức khỏe.
  • Người Phan Thiết thường ăn chả cá với nước mắm ớt chanh. Chấm miếng chả cá có vị cay nồng của ớt cùng vị mặn của nước mắm Phan Thiết chính hiệu sẽ đem lại thực thực khách một hương vị thật khó quên. Chả cá còn là một phần chính của món bánh canh chả cá, bánh mì chả cá hay món bún mắm nêm ăn với chả cá, đôi khi bánh hỏi còn được ăn kèm với chả cá hấp.
  • Để chế biến được chả cá không khó, nhưng mất khá nhiều công đoạn. Chả cá muốn ngon đòi hỏi người chế biến phải có lòng kiên trì khi “quết” cá để miếng chả cá khi ăn đạt được đỉnh cao vừa dai vừa ngon. Cá tươi đem rửa sạch, lọc hết xương, lấy phần thịt cá sau đó cho thêm hành, tiêu, cùng với những loại gia vị như đường, muối vào cối quết liên tục cho đến khi thịt cá thật nhuyễn. Độ dai của chả cá là ở giai đoạn quết thịt cá, cá càng được quết kỹ thì chả cá càng dai.Phần nguyên liệu sau khi làm xong có thể cho thêm ít miếng mỡ lưng heo cho béo, rồi được ép thành miếng như hình mặt trăng nhỏ, đem đi chiên hoặc hấp. Nếu đem chiên thì cần chiên miếng chả trong chảo có nhiều dầu với độ nóng vừa phải để miếng chả cá chín vàng đều mới ngon. Nếu là hấp thì khi gần chín, cho thêm vào một quả trứng gà để tạo màu vàng hấp dẫn trên bề mặt miếng chả cá và chả cá hấp được thơm hơn.
  • Trong các loại chả thì chả cá thu là ngon và lạ miệng nhất. Thịt của loại cá này đặc biệt rất dai nên rất thích hợp để dùng làm chả. Không như những loại chả thông thường khác, chả cá được làm từ cá thu mới xứng danh đặc sản của vùng biển Phan Thiết. Ngoài chả cá thu còn có chả cá rựa, cá mối… Cá rựa xuất hiện quanh năm nhưng nhiều nhất vào mùa hè và mùa thu. Cá rựa to, nhiều xương, nhưng thịt cá dùng nguyên liệu làm chả thì rất ngon. Cá mối hầu như có quanh năm nhưng nhiều, ngon và béo nhất là khoảng tháng 9 âm lịch.

Món chả cá Phan Thiết được đánh giá là dai, thơm ngon, có hương vị riêng, nhiều biến tấu trong cách chế biến và thưởng thức nên hấp dẫn nhiều đối tượng thực khách. Người dân Phan Thiết rất tự hào về đặc sản chả cá nói chung và chả cá thu nói riêng. Đây chính là những món ăn làm nên thương hiệu ẩm thực cho Phan Thiết.

Chả Cá Vạn Giã

Chả Cá Vạn Giã là sản phẩm tiên phong của PMCFood được làm từ các loại cá biển tươi, quết nhuyễn theo một bí quyết tạo nên độ giòn và dai tự nhiên với vị ngọt thanh từ cá tươi đã làm nên hương vị tuyệt hảo của đặc sản Khánh Hoà.

Vạn Giã là tên của một thị trấn tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh hoà. Biển Vạn Giã là nơi có những loài cá phù hợp để làm chả ngon nhất. 

  • Cá ở biển Vạn Giã có lượng mở rất ít so với các vùng biển khác và thịt của cá khi làm chả sẽ có hương vị thơm ngon đặc trưng so với các nơi khác. Ngoài ra Vạn Giã – Vạn Ninh là nơi có làng nghề sản xuất chả cá lâu năm và tiên phong trong việc nghiên cứu máy móc để sản xuất chả cá ở Khánh Hoà. Vì thế, PMCFood chọn tên Vạn Giã đặt cho sản phẩm chả cá của mình để nhấn mạnh rằng đây là nơi sản xuất đảm bảo chất lượng, có nền tảng tốt nhất để khách hàng an tâm và chọn được sản phẩm có thương hiệu tin cậy.
  • Cơ sở chế biến chả cá Vạn Giã với hơn 25 kinh nghiệm sản xuất chả cá, là nơi tiên phong nghiên cứu máy móc làm Chả Cá đầu tiên tại Việt Nam (gồm máy tách xương, máy quết chả, máy định hình…) được nhiều cơ quan chức năng chứng nhận và trao giải thưởng: VSATTP, Thực phẩm Việt Nam vì sức khoẻ cộng đồng, thực phẩm được người tiêu dùng yêu thích nhất 2014, Bằng khen Phó chủ tịch nước trao tặng…
  • Từ các loại cá biển Tươi được quết nhuyễn theo một bí quyết tạo nên độ giòn và dai tự nhiên với vị ngọt thanh từ cá tươi đã làm nên hương vị tuyệt hảo của đặc sản Khánh Hoà. Không bột, Không hàn the, Không chất bảo quản, 100% là từ thịt các tươi.

Chả cá Vạn Gĩa chủ yếu là chả cá chiên và chã cá hấp. Cách chế biến đơn giản nhưng hương vị vô cùng tuyệt vời.

Chả Cá Thuận

Cơ sở sản xuất và chế biến chả cá, các chế phẩm từ cá được thành lập từ những ngày đầu năm 2005 tại Khánh Hòa, vùng đất được biết đến với các đặc sản nổi tiếng như: Nem Ninh Hòa, Chả lụa, Yến sào Nha Trang, Bún sứa, Mực một nắng v.v… và sẽ là thiếu sót lớn nếu bạn bỏ qua đặc sản Chả cá!

  • Trải qua hơn 22 năm kinh nghiệm trong ngành Sản xuất và chế biến chả cá. Chả Cá Thuận rất tự hào vì đã mang đến cho Khách hàng những sản phẩm chất lượng, giá cả cạnh tranh nhất.
  • Chả Cá Thuận tự tin mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng đã được kiểm định, thương hiệu lâu năm và dịch vụ uy tín. Đồng thời Chả Cá Thuận cũng tạo ra cơ hội cho các nhà kinh doanh bán lẻ và các nhà phân phối Sỉ mở rộng thị trường, có một cổng thông tin chính thức để lên kế hoạch cho những dự án Kinh doanh của mình.
  • Chả Cá Thuận xác định luôn trung thành với những giá trị cốt lõi của mình để luôn là sự lựa chọn số 1 của Khách hàng. Hệ thống giá trị bao gồm:
  1. Chất lượng sản phẩm an toàn là ưu tiên hàng đầu! Đảm bảo vì sức khỏe cộng đồng.
  2. Số lượng và chủng loại sản phẩm đa dạng, phù hợp nhu cầu nhiều đối tượng Khách hàng.
  3. Mức giá luôn cạnh tranh nhất với thị trường.
  4. Giao hàng miễn phí (cho đơn hàng số lượng 20Kg trở lên hoặc đơn hàng từ 500.000đ trong phạm vi Khánh Hòa, nội thành Tp.HCM).
  5. Uy tín trong giao dịch – Giao dịch an toàn, thuận tiện và nhanh chóng.
  • Điều khác biệt, ở đây, nguyên liệu cá thu mua tươi rói được tiếp nhận, đưa vào khu vực chế biến ngay. Quy trình chế biến chả cá sạch thực hiện một cách bài bản. Cụ thể, cá sau khi tiếp nhận được tách, lọc xương, giã nhuyễn bằng các loại máy chuyên dùng. Sản phẩm được đóng gói và hút chân không, lưu kho.
  • Năm 2015, đơn vị vay vốn đầu tư 4 tỷ đồng xây dựng nhà xưởng với diện tích 2.600m2 và trang bị máy móc phục vụ chế biến. Theo bà Thuận, hiện cơ sở mới này được đầu tư đồng bộ từ nhà xưởng, kho lạnh đến khu vực tiếp nhận, chế biến, bảo quản. Nhờ những bứt phá trong việc đầu tư nhà xưởng, cải thiện chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường, đến nay cơ sở đã được tặng nhiều giải thưởng như: Huy chương vàng Việt Nam Trustfood 2014 về thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng; doanh nghiệp tiên phong trong hội nhập kinh tế quốc tế 2015…
  • Cơ sở trang bị đầy đủ máy móc phục vụ dây chuyền sản xuất chả cá sạch như máy tách xương, máy lọc xương, máy quết chả, máy định hình, máy đánh vảy, máy nén viên… Nhờ đó hạn chế công đoạn thủ công, giảm sức lao động công nhân, tăng hiệu quả đầu tư, đồng thời giảm tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm.
  • Hiện cơ sở của bà Thuận đang sản xuất 2 mặt hàng chính là chả cá hấp và chiên, ngoài ra còn có chả viên. Đến nay cơ sở đã cung cấp chả cá sạch cho nhiều nơi trong cả nước, trong đó có Hà Nội và TP.HCM, cả thảy 30 – 40 nhà phân phối với lượng tiêu thụ 0,5 tấn/ngày.

Chả Cá Thuận tự tin mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng đã được kiểm định, thương hiệu lâu năm và dịch vụ uy tín

Chả cá Lã Vọng

Chả cá Lã Vọng là món ăn khoác trên mình một huyền thoại về một gia đình vừa nấu ăn ngon vừa cưu mang nghĩa quân chống Pháp. Giờ đây, hậu duệ của gia đình đó vẫn tiếp tục giữ bức tượng Lã Vọng quăng cần câu tạo thương hiệu ngay trước cửa hàng số 14 phố Chả Cá. Cũng trong năm 2017, nhà hàng Chả cá Lã Vọng ở Hà Nội lọt vào danh sách 12 nhà hàng ngon phải tới khi đi du lịch thế giới của hãng tin Bloomberg. Nhà hàng cũng đã có facebook với tên Chả cá Lã Vọng, khách có thể chủ động đặt chỗ qua mạng xã hội hoặc qua số điện thoại cố định cũng có trên trang này.

Với người Hà Nội, tinh tế là nét đặc trưng mà đâu đâu cũng hiện hữu, ngay cả trong cách chế biến và thưởng thức món chả cá cũng vậy. Chả cá cần ăn nóng. Mỗi một miếng chả đều phải làm nóng bằng chảo gang, chả cá được ăn kèm cùng bún rối, rau húng, rau mùi, một chút lạc rang, với hành, thì là chẻ nhỏ, chấm một chút mắm tôm. Tất cả mọi thứ hòa quyện vào nhau, tạo nên hương vị vô cùng hấp dẫn trong những ngày Hà Nội se lạnh. Người ta thường dùng cá da trơn để làm chả cá, tuy nhiên cá lăng vẫn là sự lựa chọn hoàn hảo nhất. Cá lăng có ít xương, chất thịt dai, chắc và đặc biệt thơm.

Chả cá Lã Vọng được làm khá kỳ công, phải chú ý ngay từ công đoạn lọc thịt và sơ chế. Cá được lọc lấy thịt hai bên lườn, thái bản, miếng thái phải vừa vặn, nếu bé quá sẽ bị teo lại khi nướng, làm mất đi vị thơm ngon của chả cá. Cá lăng có thịt dai, chắc nên cần ướp lâu, khoảng 2 tiếng trở lên, sau đó được nướng trên vỉ nướng.Khi nướng cá, chả phải được giở đều tay sao cho 2 mặt đều chín vàng. Chuẩn bị ăn, người ta mới mang những kẹp chả nướng đã chín trút vào chảo mỡ sôi đặt trên bếp than hoa trên bàn ăn, cùng với rau thì là và hành hoa cắt khúc.

Mắm tôm phải được pha chế bằng cách vắt chanh tươi, thêm ớt, đánh sủi, tra thêm chút tinh dầu cà cuống, thêm vài giọt rượu trắng, một ít nước mỡ và đường.

Chả cá Lã Vọng – đặc sản vô cùng nổi tiếng của Hà Nội đã làm nức lòng biết bao du khách khi tới thăm nơi đây bởi hương vị thơm ngon đậm đà của nó.

Trả lời