Top 7 Cây thuốc nam chữa bệnh dạ dày hiệu quả nhất

Chè dây

Chè dây là loài cây chủ yếu xuất hiện ở vùng miền núi phía Bắc, đặc biệt là ở Cao Bằng, là một vị thuốc mới được đưa vào làm phương thuốc chữa bệnh gần đây. Chè dây, có tác dụng trung hòa axit trong dạ dày, giúp liền vết loét dạ dày, tiêu diệt vi khuẩn HP trong dạ dày. Vì vậy, theo kinh nghiệm của người dân ở vùng cao Tây Bắc thường được sử dụng chữa trị các chứng bệnh: viêm hang dạ dày, viêm dạ dày do khuẩn HP…

Cây lược vàng

Cây lược vàng hay còn gọi là cây Giỏ, trong cây chứa nhiều hợp chất sinh học như: steriod, flanovoid và nhiều khoáng tố vi lượng rất có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, trong cây có một hợp chất có tác dụng giúp giảm đau, kháng viêm, hoạt huyết và làm lành vết thương đó là hợp chất flanovoid.

Hiện tại, chưa có nghiên cứu khoa học nào công bố về tác dụng chữa bệnh dạ dày của cây lược vàng, tuy nhiên trong dân gian đây là phương thuốc được sử dụng để chữa bệnh đau dạ dày từ rất lâu và rất nhiều người đã thoát khỏi căn bệnh này. Vì vây, cây lược vàng là loài cây thuốc rất quen thuộc trong cuộc sống.

Lá mơ

Theo sách Đông Y ghi chép: lá mơ có vị chua, tính bình, có tác dụng giải độc, tiêu thực, trừ thấp, hoạt huyết… Được ứng dụng trong điều trị các bệnh: đau bụng, kiết lị, cam tích… Cây lá mơ là một loại cây trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Vì vậy, không quá khó khăn trong việc sử dụng lá mơ làm phương thuốc trị bệnh đau dạ dày.

Cách sắc lá mơ trị bệnh đau dạ dày: Chuẩn bị 20 – 30 lá mơ rửa sạch, sau đó đem đi giã nát, lọc sạch nước và lấy nước đun uống ngày một lần. Cứ uống như vậy cỡ 30 ngày bệnh đau dạ dày sẽ tiến triển tốt.

    Cây xăng sê

    Cây xăng sê là một loại cây thuộc lóp Cỏ Tháp Bút, còn có tên gọi khác là lá ngũ sắc. Cây xăng sê với công dụng tiêu diệt vi khuẩn HP chữa chứng viêm loét dạ dày tá tràng và đại tràng hiệu quả bằng cách dùng lá tươi hoặc lá khô nấu lấy nước uống.

    Cách dùng lá xăng sê chữa bệnh dạ dày:

    1. Với lá khô: dùng 40 – 60 lá để sắc lấy nước uống thay trà hàng ngày.
    2. Với lá tươi: chỉ cần dùng 5 – 6 lá nhai sống cùng với chút muối, thực hiện như vậy 2 – 3 lần mỗi ngày.

    Cây khôi tía

    Cây khôi tía có tên khoa học là Ardisia sylvestris pitard, họ Đơn nem. Bộ phận dùng làm thuốc của cây khôi tía là lá. Có hai loại cây khôi  khác nhau là khôi trắng và khôi tía. Theo kinh nghiệm dân gian, hai loại cây này đều được dùng để chữa trị bệnh đau dạ dày nhưng người dân thường chuộng sử dụng lá khôi tía hơn.

    Lá khôi tía có tác dụng trung hòa, làm giảm tiết acid dịch vị, làm se vết loét, làm lành dạ dày, tá tràng, điều trị viêm dạ dày đặc biệt hiệu quả.

    Cách chế biến: dùng một nắm lá cây tía khôi tươi hay 20gr lá tía khôi khô cho vào nồi sắc lấy nước uống hàng ngày.

    Lá vú sữa

    Lá cây vú sữa có tác dụng làm tan máu ứ, tiêu sưng, giảm đau, hoạt huyết. Chúng ta có thể lấy lá vú sữa hoặc rễ cây sắc kỹ lấy làm nước uống thay nước lọc hàng ngày.

    Ưu điểm của việc sử dụng lá cây vú sữa chữa căn bệnh đau dạ dày chính là tận dụng được nguồn dược liệu có sẵn, tiết kiệm chi phí tối đa mà không lo tác dụng phụ.

    Cây dạ cẩm

    Cây dạ cẩm với khả năng chống loét rất tốt có tên khoa học là Oldenlandia eapitellata kuntezee. Theo kinh nghiệm dân gian, cây dạ cẩm có tác dụng giảm đau, trung hòa axit trong dạ dày, giảm ợ chua, giúp vết loét lành lại. Những năm 1960, Bệnh viện Lạng Sơn là nơi đầu tiên đã đưa loài cây này vào nghiên cứu và ứng dụng chữa bệnh đau dạ dày cho bệnh nhân. Hiện nay, cây dạ cẩm đã được nhiều cả nước sử dụng làm phương thuốc nam chữa bệnh dạ dày hữu hiệu.

    Trả lời