Top 5 Cách xử lí hiệu quả nhất khi trẻ bị bỏng

Khi nào cần đi viện?

Với những vết bỏng trên diện rộng, bỏng nặng, bỏng ở các vị trí nguy hiểm, cha mẹ không nên tự xử lí ở nhà mà nên nhanh chóng cho trẻ đến các cơ sở y tế để chữa. Khi bị bỏng nặng trẻ thường có biểu hiện khóc thét lâu hơn, khi quan sát vùng da trẻ bạn sẽ thấy bị phồng rộp hoặc bong tróc. Những vết bỏng nặng có thể bị nhiễm trùng và gây tổn thương da cho con nếu cha mẹ không biết cách xử trí kịp thời. Trong trường hợp trẻ bị bỏng nặng, bạn không nên tự ý bôi các loại thuốc hoặc hóa chất để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Xử lí sẹo sau bỏng

Qúa trình trị sẹo sau bỏng cũng quan trọng không kém việc chữa bỏng. Bởi các vết sẹo thường ảnh hưởng đến thẩm mĩ của trẻ. Cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi chọn một sản phẩm phù hợp cho da trẻ. Bạn nhớ sử dụng thường xuyên và làm sạch da trước khi bôi để cho hiệu quả tốt nhất.

Sử dụng chai xịt hoặc kem trị bỏng đúng cách

Chai xịt và kem bôi trị bỏng cũng là một trong những giải pháp hiệu quả khi trẻ bị bỏng nhẹ. Các mẹ có thể nhanh chóng làm dịu vết bỏng bằng nước sạch, nhẹ nhàng lau khô và xịt thuốc lên vùng da bỏng. Chai xịt sẽ nhanh chóng làm mát và dịu cơn đau của trẻ. Hơn nữa, các thành phần của chai xịt cũng có tác dụng hạn chế mức độ phồng rộp của da. Trong trường hợp không có chai xịt, bạn có thể sử dụng kem bôi để thay thế.

Với những vết bỏng nhẹ có thể tự chữa trị tại nhà

Trong trường hợp trẻ bị những vết bỏng nhẹ, cha mẹ có thể tự chữa trị tại nhà. Bạn có thể sử dụng các bài thuốc dân gian để làm cho vết bỏng của trẻ nhanh dịu và khỏi từ từ. Bạn có thể sử dụng phần gen trong lá nha đam bôi lên vết bỏng và để tự khô. Hoặc dùng mật ong xoa nhẹ nhàng lên vết bỏng của trẻ. Một cách khác cha mẹ có thể áp dụng để chữa bỏng cho con đó là dùng túi lọc trà làm lạnh đắp lên vết thương. Cả ba cách này đều có tác dụng kháng khuẩn và làm dịu vết thương cho trẻ. Bạn có thể kiên trì thực hiện chúng, vết bỏng sẽ khỏi dần.

Sơ cứu vết bỏng

Việc đầu tiên cha mẹ cần làm khi có con bị bỏng đó là sơ cứu vết thương. Bạn hãy nhẹ nhàng ngâm vết bỏng của con vào nước lạnh (nước lã chứ không phải ngâm nước đá lạnh). Cách làm này có tác dụng làm dịu vết thương và giúp con đỡ đau hơn. Với những vết bỏng lớn, ở những vị trí nhạy cảm và bị hở, bạn hãy dùng bông gạc tẩm nước lạnh chấm nhẹ nhàng. Làm dịu vết bỏng bằng nước lạnh trong 15 phút sẽ giúp ích cho việc trị bỏng cho con sau này.

Trả lời