Top 8 Thuật ngữ thường gặp trên các loại mỹ phẩm

Retinol: một dạng của vitamin A

 Trong việc chăm sóc da mặt, vitamin A còn có một tên gọi khác là retinol. Đây là một hóa chất có tác dụng thúc đẩy sự chuyển hóa tế bào và kích thích sự sản sinh collagen ở da. Ngoài ra, retinol còn là một chất chống oxy hóa mạnh với công dụng trị mụn, làm mờ vết chân chim và đồi mồi trên da.

Những người muốn sử dụng kem retinol để chăm sóc da mặt nên bắt đầu với một liều nhỏ như 0.5% retinol rồi tăng dần hàm lượng cho đến 1.0% retinol là tối đa. Vì retinol có khả năng tẩy đi lớp tế bào chết trên cùng của da, trong thời gian đầu sử dụng, bạn sẽ cảm thấy làn da bị bong tróc và sần sùi. Vì vậy, nếu như bạn muốn tối ưu hóa việc chăm sóc da mặt với retinol thì đầu tiên, các cô gái cần rửa mặt với khăn bông mềm để tẩy lớp tế bào này đi. Sau khi lớp da mới xuất hiện, hãy luôn nhớ thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài để bảo vệ làn da mới.

Ngoài việc thúc đẩy việc chuyển hóa tế bào mạnh mẽ, retinol còn được sử dụng để trị mụn vì có tác dụng điều tiết và kiểm soát hoạt động của tuyến bã nhờn. Sau một thời gian sử dụng retinol, lượng bã nhờn trên da giảm đáng kể, các vết thâm nhạt hơn, và mụn cũng dần dần ít đi.

Fragrance-free/Unscented: không có hương thơm

Fragrance-free là những loại mỹ phẩm không có chất tạo hương thơm nhân tạo, nhưng chúng vẫn có thể chứa một số mùi làm từ thiên nhiên để che lấp đi một số mùi từ những thành phần khác. Những sản phẩm này là sự lựa chọn lý tưởng và an toàn cho những người có làn da nhạy cảm hoặc nhạy cảm với hóa chất, bị hen suyễn và dị ứng với mùi hương. Tuy nhiên, nhiều công ty cho thêm mùi hương để át đi mùi của các thành phần khác và cục quản lý dược mĩ phẩm cũng không yêu cầu phải đưa các loại mùi này vào danh sách thành phần. Do dó, nếu vốn dĩ đã bị ứng với mùi hương thì kể cả mua được sản phẩm không mùi, bạn vẫn phải kiểm tra ở vùng da trên cánh tay trước để kiểm tra phản ứng của da bạn.

Serum: huyết thanh

Serum (huyết thanh) là một sản phẩm dưỡng da, được dùng sau khi rửa mặt và trước công đoạn dưỡng ẩm; với mục đích cung cấp trực tiếp các thành phần dinh dưỡng cho da. Nó là một chất lỏng nhẹ, chứa các phân tử cực kì nhỏ, có thể thẩm thấu sâu vào da và cung cấp các thành phần dinh dưỡng với nồng độ cao.

Có rất loại serum khác nhau, nguồn gốc và tỉ lệ thành phần khác nhau. Tuy nhiên chúng đều có những lợi ích sau: Chống lão hóa, giảm nếp nhăn.Giảm viêm, giảm mụn trứng cá.Làm trắng da.Giữ ẩm cho da.Tăng khả năng chống nắng và tự sửa chữa của các tế bào.

Water proof: không thấm nước

Lớp mỹ phẩm sẽ không trôi, không hoen, không bay màu khi gặp nước (hay nước mắt, nước mũi, mồ hôi, dầu trên da,…) Ví dụ: bôi kem chống nắng thì xuống biển không trôi, tô son thì ăn uống không trôi, kẻ mắt thì khóc lóc hay gặp mưa không trôi, đánh phấn thì chạy nhảy ra mồ hôi cũng không trôi. Tất nhiên tùy hãng mỹ phẩm khác nhau mà độ lâu trôi khi sẽ khác nhau. Tuy nhiên, bạn cần test sản phẩm thật kỹ trước khi mua vì nhiều nhãn hang dù ghi sản phẩm là “Waterproof” nhưng khi hoạt động mạnh dưới nước như bơi lội, tắm khoáng, lớp mỹ phẩm có thể trở nên loang lổ thay vì bám lại hết trên da mặt.

Dermatologically tested: được kiểm nghiệm dưới sự giám sát của bác sĩ, chuyên gia da liễu

Sản phẩm đã được kiểm nghiệm dưới sự giám sát của bác sĩ, chuyên gia da liễu. Với các sản phẩm có ghi chú này, bạn có thể yên tâm vì nó thích hợp cho cả da nhạy cảm và da trẻ em. Đọc được cụm từ này bạn có thể yên tâm vì độ an toàn và “hợp pháp” của sản phẩm. Tuy nhiên, tất cả các hãng mỹ phẩm nào cũng phải có bác sỹ – chuyên gia da liễu. Nhưng không có pháp luật nào yêu cầu hãng mỹ phẩm kiểm nghiệm da liễu trước khi tung sản phẩm của mình, vì vậy đối với một số nhãn hãng, cụm từ này nghiêng về hình thức PR quảng cáo hơn là nói về chất lượng sản phẩm. Điều đó có nghĩa, khi bạn đọc được cụm từ này, bạn có thể cảm thấy yên tâm, nhưng đừng tin tưởng tuyệt đối để vì nó mà lựa chọn sản phẩm.

Oil-free: không chứa dầu

Sản phẩm không chứa các loại dầu, dầu thực vật, khoáng chất hoặc chất lanolin, không làm bít chân lông và làm da khó chịu, nhất là đối với da dầu. Khi dùng không tạo nên cảm giác nhờn và bóng dầu.

Tuy nhiên, sản phẩm Oil-Free vẫn có thể chứa dầu. Một số công ty thay thế các loại dầu tổng hợp cho dầu tự nhiên và gọi các sản phẩm là “oil-free”, trên bao bì sản phẩm vẫn in tên ít nhất 1 loại dầu. Ví dụ dầu hạt cọ : myristic acid (tetradecanoic acid). Hoặc Isopropyl Myristate cũng là 1 loại dầu – một thành phần có tác dụng làm mịn da và chống nắng thường có trong nhiều loại mỹ phẩm trang điểm nền – là thành phần nguy hiểm đối với da mụn.

Non-comodogenic: không bít lỗ chân lông khiến da sản sinh ra mụn

Comedogenic có nghĩa là có thể sản sinh hoặc kích thích quá trình hình thành mụn, ngược lại, Non-comedogenic để chỉ các sản phẩm không bít lỗ chân lông khiến da sản sinh ra mụn. Thuật ngữ này chủ yếu được sử dụng trong các loại kem cho da, sữa tắm hoặc dầu, cũng có khi được thay bằng cụm từ “non-occlusive” có nghĩa “không bị tắc”, “non-acnegenic” (không gây mụn) hoặc “pore-clogging”. Những loại sản phẩm này thường được chỉ định cho những ai bị mụn trứng cá, mụn đầu trắng hoặc đầu đen.

Lanolin: mỡ được chiết từ lông cừu

Dưỡng ẩm, dưỡng mềm và chữa trị làn da khô đến “lỳ đòn”, kem dưỡng thể và dưỡng mặt có chứa Lanolin hoặc Lanolin nguyên chất đã được sử dụng từ nhiều thập kỉ qua nhằm trị các trường hợp khô nức tóe máu do lạnh bên phương tây cho đến điều trị núm vú nức nẻ của mẹ bầu… Tuy nhiên, những ai dùng Lanolin như sản phẩm chính trong quy trình điều dưỡng chăm sóc da nên tìm hiểu rõ những mặt lợi ích và ứng dụng đúng của nó để phát huy hết công hiệu sản phẩm, sản phẩm tốt chỉ thực sự tốt khi bạn biết cách dùng đúng. Bên cạnh đó, Lanolin là một trong những hung thủ gây nổi mụn có trong các sản phẩm dưỡng da, đặc biệt là Lotion dưỡng da và kem chống nắng.

Trả lời