Top 10 Thương hiệu giá trị nhất thế giới năm 2019

Samsung (Hàn Quốc)

  • Lĩnh vực: Công nghệ 
  • Giá trị thương hiệu năm 2019: 91,28 tỷ USD 
  • Thay đổi giá trị thương hiệu so với năm 2018: -1,1%

Công ty Điện tử Samsung vừa công bố đứng vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng “thương hiệu giá trị nhất thế giới” của Brand Finance với giá trị thương hiệu ước tính 91,28 tỷ USD. Các nhân tố chính đóng một vai trò quan trọng trong thành công của Samsung bao gồm:

  • Tiếp tục ra mắt các sản phẩm tiên tiến bao gồm điện thoại thông minh Galaxy Note9, máy giặt Quick Drive và TV màn hình lớn tùy chỉnh The Wall.
  • Tiềm năng phát triển bền vững dựa trên các công nghệ đổi mới tương lai bao gồm 5G, AI, IoT và ngành kinh doanh ô tô.
  • Vị trí số một toàn cầu trong thị trường sản phẩm bán dẫn và khả năng cạnh tranh thương hiệu nâng cao.
  • Điều chỉnh và triển khai chiến lược thương hiệu mới nhằm mang đến trải nghiệm thương hiệu lâu dài cho người tiêu dùng.

Công nghệ tiên tiến có ý nghĩa đối với mọi người và khả năng cạnh tranh thương hiệu nâng cao được đánh giá là các yếu tố thành công chính trong bảng xếp hạng năm nay. Samsung tiếp tục nỗ lực thay đổi nhận thức của người tiêu dùng về Samsung như là một thương hiệu, điển hình như sự kiện Samsung Galaxy Unpacked, để làm đề cao những sáng kiến và mục đích thương hiệu hướng đến con người.

Bộ phận phát triển công nghệ bán dẫn của Samsung đã khẳng định vị trí dẫn đầu thị trường trong năm nay, thể hiện được thêm một năm tăng trưởng đáng kể. Mảng di động tiếp tục quảng bá các thiết bị lấy cảm hứng từ người tiêu dùng bao gồm Galaxy S9, Galaxy Note9 và Galaxy Smartwatch. Mảng kinh doanh thiết bị kỹ thuật số vẫn duy trì vị trí dẫn đầu thị trường cao cấp đối với các sản phẩm như tủ lạnh, máy giặt và đã liên tục cho ra mắt những sản phẩm mang đến các lợi ích khách nhau cho người tiêu dùng như Quick Drive. Bộ phận màn hình hiển thị cũng dẫn đầu thị trường và tạo ra những trải nghiệm xem mới cho người tiêu dùng thông qua QLED TV và The Wall.

YH Lee, CMO của Samsung cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng vì những nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm mang lại những cải tiến có ý nghĩa, giúp cải thiện cuộc sống của khách hàng một cách tốt hơn đã được đón nhận một cách tích cực. Để góp phần nâng cao vị trí thương hiệu của mình, chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục giúp người tiêu dùng kiến tạo nên những điều không thể thông qua tập trung vào phát triển AI và IoT, nhằm cung cấp trải nghiệm mới vượt xa những thiết bị kết nối đơn thuần.”

Ngân hàng Công thương Trung Quốc

  • Lĩnh vực: Ngân hàng 
  • Giá trị thương hiệu năm 2019: 79,82 tỷ USD 
  • Thay đổi giá trị thương hiệu so với năm 2018: +34,9%

Ngân hàng Công thương Trung Quốc (tiếng Anh: Industrial and Commercial Bank of China, viết tắt ICBC) là một công ty ngân hàng đa quốc gia Trung Quốc. Trụ sở chính nằm tại số 55 Đại lộ Nội Phúc Hưng Môn, quận Tây Thành, thủ đô Bắc Kinh. Đây là ngân hàng lớn nhất Trung Quốc và cũng là lớn nhất thế giới xét về tổng tài sản. Nó cũng là một trong những ngân hàng thương mại quốc doanh thuộc Big Four, là nhóm bốn ngân hàng lớn nhất Trung Quốc cùng với Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc và Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc. Nó được thành lập như một công ty trách nhiệm hữu hạn vào ngày 1 tháng 1 năm 1984. Tính đến tháng 12 năm 2017, nó có tổng tài sản trị giá 4.009 USD. Nó được coi là ngân hàng lớn nhất thế giới và công ty đại chúng lớn nhất thế giới về tài sản, trở thành doanh nghiệp đầu tiên tại Trung Quốc có được như vậy. ICBC đứng đầu thế giới theo bảng xếp hạng The Banker thống kê 1.000 ngân hàng lớn nhất thế giới và cũng đứng số 1 thế giới trong danh sách Forbes Global 2000 nhiều năm trở lại đây.

Tính đến năm 2006, ICBC có 2,5 triệu khách hàng doanh nghiệp và 150 triệu khách hàng cá nhân. Năm 2005, lợi nhuận ròng tăng 12,4% lên 33,7 tỷ nhân dân tệ (NDT) với tổng dư nợ cho vay là 3.289,5 tỷ NDT. Tổng nợ phải trả là 6.196,2 tỷ NDT, tăng 11,2%. Tổng các khoản vay không hiệu quả và quá hạn (NPL) là 154,4 tỷ NDT, giảm đáng kể. Mặc dù các con số thực tế được coi là cao hơn so với báo cáo chính thức. Tỷ lệ nợ xấu là 4,69% và hệ số an toàn vốn là 9,89%.

Vào ngày 2 tháng 12 năm 2014, ICBC được xếp hạng là ngân hàng lớn nhất thế giới theo tổng tài sản và vốn cơ bản. Vào tháng 7 năm 2007, nó được xếp hạng thứ 30 trên thế giới về doanh thu.

Apple (Mỹ)

  • Lĩnh vực: Công nghệ 
  • Giá trị thương hiệu năm 2019: 153,63 tỷ USD 
  • Thay đổi giá trị thương hiệu so với năm 2018: +5%

Năm 2019 có vẻ sẽ là một trong những năm khó khăn nhất mà Apple phải đối mặt trong thiên niên kỷ này. Nhu cầu mua iPad và Mac sẽ bị tụt giảm khá nhiều nhưng điều mang đến khó khăn lớn nhất cho Apple chính là doanh số iPhone. Cùng với đà suy giảm chung của thị trường smartphone, nhiều nhà phân tích cho rằng trong năm tới Apple có thể sẽ không còn công khai doanh số iPhone bán được nữa.

Tháng 8/2018, Apple trở thành doanh nghiệp đại chúng đầu tiên của Mỹ vượt mốc 1.000 tỉ USD giá trị thị trường. Niềm tin nhà đầu tư đặt vào hãng khi đó bay cao, doanh thu từ mảng kinh doanh dịch vụ và phần mềm cũng thúc đẩy tăng trưởng nửa đầu năm ngoái. Tuy nhiên từ khi đạt mốc cao nhất vào tháng 10.2018, cổ phiếu Apple giảm hơn 30% giá trị. Cổ phiếu của các hãng công nghệ lớn khác như Facebook, Amazon, Apple, Netflix và Alphabet cũng không được Phố Wall ưu ái như xưa. Nhiều nhà phân tích liên tiếp cắt giảm giá mục tiêu cổ phiếu Apple trong hai tháng qua vì lý do kỳ vọng sản xuất, doanh số iPhone yếu. Apple kết năm 2018 giảm 7%. Đây là năm tệ nhất của hãng “táo khuyết” từ khủng hoảng tài chính năm 2008. Hãng cũng lỗi hẹn ra mắt AirPower, sản phẩm thiết bị sạc không dây được công bố vào năm 2017.

Một trong những tin tức mà người dùng quan tâm nhất về Apple trong năm qua là việc công ty cố tình can thiệp vào iOS để làm cho những chiếc iPhone cũ chạy chậm hơn. Chắc chắn đây là một giải pháp kỹ thuật thông minh nhưng là một phương án kém cỏi từ góc độ trải nghiệm của người dùng. Đây rõ ràng là một vấn đề kỹ thuật và rắc rối là do chính Apple tạo ra cho mình.

Verizon (Mỹ)

  • Lĩnh vực: Viễn thông 
  • Giá trị thương hiệu năm 2019: 71,15 tỷ USD 
  • Thay đổi giá trị thương hiệu so với năm 2018: +13,3%

Công ty viễn thông toàn cầu này có giá trị thương hiệu đạt 71,15 tỷ USD, hoạt động tại 150 quốc gia trên toàn thế giới, có trụ sở tại Basking Ridge, New Jersey, và là kết quả của sự hợp nhất giữa Bell Atlantic Corp và GTE Corp.

Google (Mỹ)

  • Lĩnh vực: Công nghệ 
  • Giá trị thương hiệu năm 2019: 142,75 tỷ USD 
  • Thay đổi giá trị thương hiệu so với năm 2018: +18,1%

Ngày 27/9/2018 đánh dấu 20 năm ngày thành lập của một trong những “gã khổng lồ công nghệ” lớn nhất thế giới hiện nay: Google. Từ chỗ chỉ là công cụ tìm kiếm trên Internet, giờ đây Google là hãng công nghệ mà mỗi người dùng Internet đều đang sử dụng ít nhất một công cụ hay dịch vụ do Google cung cấp. Sự ra đời của Google được xem là một trong những bước ngoặc quan trọng nhất trong lịch sử Internet. Sau 20 năm tồn tại và phát triển, không quá khi cho rằng Google đã làm thay đổi cuộc sống ngày nay, khi mà giờ đây, hầu như tất cả mọi người trong chúng ta, không ai không sử dụng đến công cụ tìm kiếm của Google hay một dịch vụ nào đó của Google ít nhất một lần trong ngày.

Trong khi các trang web trên thế giới đều mong muốn người dùng ghé thăm trang web của mình càng lâu càng tốt thì Google có lẽ là trang web duy nhất mong muốn rút ngắn thời gian người dùng ghé thăm trang web của mình. Google đã liên tục cải tiến công nghệ và tính năng để giúp tăng tốc độ tìm kiếm trên Google.com để giúp người dùng chuyển đến trang web cần tìm kiếm một cách nhanh chóng nhất.

Cũng như nhiều ông lớn trong giới công nghệ khác, Google cũng thường xuyên thâu tóm những công ty công nghệ nhỏ hơn để mở rộng danh mục sản phẩm của mình. Trong số các công ty đã được Google thâu tóm thành công nhất có thể kể đến Youtube và Android khi Youtube trở thành trang web xem video lớn nhất thế giới còn Android trở thành nền tảng di động phổ biến nhất thế giới.

Sau 20 năm tồn tại và phát triển, Google luôn được đánh giá là một trong những công ty có môi trường làm việc tốt nhất thế giới và được xem công ty có nhiều công nghệ mang tính cách mạng nhất, vượt qua cả Apple. Không còn là “gã khổng lồ tìm kiếm” như trước đây, Google đã phát triển danh mục sản phẩm của mình ra nhiều lĩnh vực, bao gồm cả những lĩnh vực mang tính đột phát như xe ô tô tự lái hay dự án phủ sóng wifi trên toàn cầu bằng khinh khí cầu…

Facebook (Mỹ)

  • Lĩnh vực: Công nghệ 
  • Giá trị thương hiệu năm 2019: 83,2 tỷ USD 
  • Thay đổi giá trị thương hiệu so với năm 2018: +8,7%

Nhân kỷ niệm 15 năm Facebook ra đời, Mark Zuckerberg đăng bài viết kể về “sứ mệnh” kết nối mọi người của mạng xã hội này và gặp phải nhiều ý kiến trái chiều từ cộng đồng. Suốt 15 năm qua, Zuckerberg vẫn nghĩ về mục đích kết nối mọi người. Thế nhưng, trang Guardian khuyên CEO Facebook hãy bắt đầu nghĩ đến chuyện tin vào việc một mạng xã hội có thể tiếp tay giả mạo trái phiếu, ảnh hưởng đến kết quả bầu cử và tràn lan tin giả. Đó là điều đáng suy nghĩ trong năm 2019 thay vì “nhai đi nhai lại” sứ mệnh kết nối mọi người từ năm 2003.

Facebook có hơn 2,7 tỷ người dùng với 100 ngôn ngữ và gần 1,7 tỉ USD doanh thu chỉ trong quý IV/2018 và 59 tỷ USD cho cả năm. Công ty cũng có mức vốn hóa thị trường lên đến 484 tỷ USD trong tháng 1/2019. “Những con số mà mọi người nên chú ý và suy ngẫm về sức mạnh thực sự của Facebook”, Guardian viết. Nếu nói Facebook là một xã hội thì Mark Zuckerberg là tổng thống của một quốc gia có 2,7 tỷ dân, tài lực mạnh mẽ với tầm ảnh hưởng toàn cầu.

AT&T (Mỹ)

  • Lĩnh vực: Viễn thông 
  • Giá trị thương hiệu năm 2019: 87 tỷ USD 
  • Thay đổi giá trị thương hiệu so với năm 2018: +5,6%

Nhà mạng AT&T cho biết sẽ cung cấp dịch vụ 5G cho 12 thành phố trên khắp nước Mỹ. AT&T đã sử dụng công nghệ sóng mm (mmWave), giúp tốc độ kết nối 5G có thể đạt 20 Gbps, gấp 10 lần tốc độ 2 Gbps của 4G. AT&T sẽ bắt đầu phát triển mạng 5G từ các thành phố nhỏ và hạn chế ở những khu vực đông đúc vì mmWave sẽ gặp rắc rối và dễ bị chặn bởi vật cản như bức tường, công trình lớn. Công ty sẽ sớm có những cải tiến để mang công nghệ 5G phát triển ở nhiều nơi hơn.

Andre Fuetsch – chủ tịch AT&T cho biết, công ty sẵn sàng học hỏi và ghi nhận những ý kiến của khách hàng để tiếp tục phát triển công nghệ 5G tốt hơn trong những tháng tới. Trong nửa đầu năm 2019, AT&T có kế hoạch mở rộng vùng phủ sóng 5G đến một số thành phố khác bao gồm Las Vegas, Los Angeles, Nashville, Orlando, San Diego, San Francisco và San Jose.

AT&T cung cấp gói cước 5G với 5 GB dữ liệu cho người dùng và doanh nghiệp miễn phí trong 90 ngày đầu tiên. Gói cước sẽ bắt đầu được tính vào tháng 1/2019. Khách hàng sẽ trả 499 USD cho 15 GB dữ liệu và 70 USD nếu mua theo tháng. Các mẫu smartphone Android đầu tiên hỗ trợ 5G dự kiến sẽ ra mắt vào năm 2019 nhiều khả năng là mẫu Galaxy S10 của Samsung. Nhiều thông tin rò rỉ cho biết Apple sẽ không hỗ trợ mạng 5G trên các smartphone của mình cho đến năm 2020.

Microsoft (Mỹ)

  • Lĩnh vực: Công nghệ 
  • Giá trị thương hiệu năm 2019: 119,59 tỷ USD 
  • Thay đổi giá trị thương hiệu so với năm 2018: +47,4%

2018 là một năm thành công của Microsoft khi có nhiều thành tựu nổi bật trên thị trường công nghệ và là một trong những công ty công nghệ cổ phần có giá trị cao nhất. Năm qua, Microsoft Surface được nhiều trang tin tức công nghệ đánh giá cao hơn các máy tính của Apple, thậm chí chiếc Surface Go giá rẻ cũng được nhiều thiện cảm hơn iPad Pro. Các ứng dụng smartphone của Microsoft nhận nhiều bản cập nhật. Cách dịch vụ như trò chuyện nhóm Microsoft Team đã đánh bại Slack, hay Azure đang đối đầu rất mạnh với Amazon. Tuy các bản cập nhật Windows 10 gặp nhiều sự cố, nhưng Microsoft cũng giải quyết khá nhanh chóng.

Microsoft là công ty khiến chúng ta khó dự đoán được hướng đi của họ nhất, đặc biệt là trong việc phát hành các thiết bị phần cứng. Có thể trong năm 2019, Microsoft sẽ phát hành các thiết bị Surface mới chạy trên nền Windows 10. Hiện tại Surface Book 2 vẫn là một trong những máy tính xách tay tốt nhất trên thị trường. Trong năm 2019, có thể Microsoft sẽ tận dụng tốt lợi thế này và ra mắt chiếc Surface Book 3 được trang bị bộ vi xử lý thế hệ thứ 9 của Intel và đồ họa Nvidia Turing.

Bên cạnh đó, Surface Pro là dòng sản phẩm được kì vọng sẽ được nâng cấp trong năm nay. Surface Pro 6 là một thiết bị cực kì thú vị với cấu hình mạnh mẽ và màu sắc mới lạ. Hy vọng rằng Microsoft sẽ nâng cấp Surface Pro 7 với thiết kế viền bezel mỏng hơn trong năm 2019.

Amazon (Mỹ)

  • Lĩnh vực: Công nghệ 
  • Giá trị thương hiệu năm 2019: 187,90 tỷ USD
  • Thay đổi giá trị thương hiệu so với năm 2018: +24,6%

CES 2019, triển lãm công nghệ tiêu dùng lớn nhất thế giới, vừa chính thức được mở màn tại thành phố Las Vegas (Mỹ) và mặc dù Amazon vẫn chưa chính thức tung ra sản phẩm nào tại triển lãm năm nay. Tuy nhiên nhờ CES Amazon đã bất ngờ vươn lên trở thành công ty có giá trị thương hiệu lớn nhất thế giới hiện nay.

Năm 2018 có thể xem là một năm đại thành công của Amazon, khi hãng thu được những khoản lợi nhuận lớn, không chỉ giúp giá cổ phiếu của Amazon tăng mạnh mà còn giúp ông chủ của công ty, Jeff Bezos, trở thành người giàu nhất trong lịch sử của nhân loại. Có thời điểm khối tài sản của Jeff Bezos tăng đến hơn 150 tỷ USD nhờ cổ phiếu của Amazon tăng mạnh. Ở thời điểm hiện tại, khối tài sản của Bezos đang ở mức 123 tỷ USD, bỏ xa người giàu thứ 2 thế giới là Bill Gates với khối tài sản 95,6 tỷ USD.

Trong năm 2018, Amazon cũng trở thành hãng công nghệ thứ 2 trên thế giới (sau Apple) vượt mốc giá trị thị trường nghìn tỷ USD, dù vậy Amazon đã không giữ được cột mốc này lâu giống như những gì Apple đã đạt được. Dù vậy, hiện tại Amazon và Apple đang ở hai chiều hướng thái cực khác nhau. Trong một thời gian dài, Apple luôn là công ty có giá trị lớn nhất thế giới và Amazon xếp ở vị trí thứ hai, miệt mài bám đuổi Apple. Những tưởng cơ hội để Amazon có thể vượt qua Apple là rất khó, nhưng điều này đã xảy ra khi Apple “sẩy chân” trên thị trường smartphone.

Doanh số của bộ 3 iPhone mới không đáp ứng được kỳ vọng khiến cổ phiếu của Apple liên tục sụt giảm mạnh trong thời gian qua. Không chỉ đánh mất cột mốc giá trị thị trường nghìn tỷ USD, Apple hiện đã bị đẩy xuống vị trí thứ 2 về mặt giá trị. So với thời điểm “đỉnh cao” của Apple trong năm 2018, hiện “quả táo” đã bị mất đến 400 tỷ USD giá trị thị trường. Thậm chí các nhà phân tích thị trường dự đoán nếu không có sự thay đổi trong thời gian tới, Apple hoàn toàn có thể lâm vào hoàn cảnh của Nokia trước đây, khi từng là một “tượng đài không thể bị sụp đổ trên thị trường di động” cuối cùng đã lâm vào cảnh phải “bán mình”.

Với những gì đang diễn ra, khi loa thông minh đang trở thành một xu thế trên thị trường công nghệ, nhiều người tin rằng Amazon sẽ tiếp tục có một năm “bùng nổ” như những gì hãng đã đạt được trong năm 2018. Đặc biệt khác với Apple khi phụ thuộc quá nhiều vào iPhone, Amazon có sự đa dạng hơn về nguồn thu, bao gồm thương mại điện tử, các dịch vụ đám mây…

Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc

  • Lĩnh vực: Ngân hàng 
  • Giá trị thương hiệu năm 2019: 69,74 tỷ USD 
  • Thay đổi giá trị thương hiệu so với năm 2018: +22,8%

Tập đoàn Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc là một trong những “bốn ngân hàng lớn” tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Năm 2015 CCB là ngân hàng lớn thứ 2 trên thế giới về vốn hóa thị trường và là công ty lớn thứ 6 trên thế giới. [1][2] Ngân hàng có khoảng 13.629 chi nhánh trong nước. Ngoài ra, nó duy trì các chi nhánh ở nước ngoài tại Barcelona, Frankfurt, Luxembourg, Hong Kong, Johannesburg, New York City, Seoul, Singapore, Tokyo, Melbourne, Kuala Lumpur, Sydney và Auckland, và một công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn ở London. Tổng tài sản của nó đạt 8,7 nghìn tỷ nhân dân tệ vào năm 2009. [3] Trụ sở chính đặt tại quận Tây Thành, Bắc Kinh.

China Construction Bank Corporation được thành lập như một ngân hàng thương mại cổ phần vào tháng 9 năm 2004 do thủ tục tách biệt được thực hiện bởi người tiền nhiệm của nó, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, theo Luật Công ty PRC. Sau khi Ủy ban Điều tiết Ngân hàng Trung Quốc phê duyệt vào ngày 14 tháng 9 năm 2004, ngày hôm sau, ngân hàng (Jianyin) đã trở thành một pháp nhân riêng biệt, thuộc sở hữu của công ty cổ phần chính phủ Trung Quốc, Công ty Đầu tư Huijin hoặc đơn giản là Huijin. Năm 2015, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng Toàn cầu năm 2000 toàn cầu của Forbes, lần thứ 13 về các công ty lớn nhất, quyền lực nhất và có giá trị nhất trên thế giới.

Trả lời