Top 6 Công thức nấu lẩu Thái chuẩn vị ngon nhất

Lẩu Thái cốt dừa

Nguyên liệu:


  • Tôm
  • Nấm các loại (nấm đùi gà, nấm rơm, nấm mỡ, nấm kim châm, nấm sò…)
  • Lá chanh Thái
  • Hành khô
  • Ớt tươi (hay sa tế, ớt khô)
  • Củ sả
  • Củ riềng non (không dùng riềng già)
  • Nước cốt hoặc nước me
  • Rau thơm (ngò gai, rau mùi, húng quế)
  • Cà chua
  • Nước dừa hay nước cốt dừa
  • Nước ninh xương gà hay xương lợn
  • Mắm Thái (hoặc nước mắm), đường, muối, hạt nêm…

Cách chế biến:


  • Bước 1:

Tôm rửa sạch, bóc vỏ hoặc để nguyên tùy ý. Nấm rơm gọt bỏ lớp đất, cắt đôi, nấm kim châm và các loại nấm khác cắt gốc, tách ra, rửa sạch. Các loại rau củ gia vị cạo vỏ, gọt, cắt và rửa sạch.

  • Bước 2:

 Bật bếp, đặt một nồi nước vừa đủ ăn, vặn lửa lớn (nước ninh xương lợn, vỏ tôm, xương gà, hay đơn giản là nước có nêm hạt nêm và mắm).
Cho riềng thái lát, sả cắt khúc, củ hành khô nướng sơ, lá chanh Thái, ớt, mắm, đường, muối, bột/súp gia vị lẩu Thái, nước cốt dừa hoặc nước dừa nêm cho vừa miệng.

  • Bước 3:  

Khi nước sôi thì cho tôm đun tiếp cho các nguyên liệu chín mềm. Thả nấm các loại vào đun sôi trở lại. Tắt bếp vắt nước cốt chanh cho vừa miệng. Nồi lẩu phải có vị chua cay mặn ngọt.

  • Bước 4:

Bắc nồi xuống múc ra tô, trang trí đẹp mắt bằng vài lá chanh Thái hoặc lá húng quế, lá ngò gai, dùng nóng với bún hoặc cơm trắng.

Lẩu Thái chay

Nguyên liệu:

  • Dừa xiêm 2 trái
  • Nấm rơm 300 gr
  • Nấm bào ngư 100 gr
  • Đậu hũ non 1 miếng
  • Đậu xanh 100 gr
  • Cà chua 3 trái
  • Lá chanh 10 lá
  • Gừng 10 gr
  • Sả 6 cây
  • Chanh 2 trái
  • Dầu ăn 1 muỗng canh
  •  Hành boa rô 1 cây

Cách chế biến:


  • Bước 1: 

Bắc chảo dầu lên bếp, cho sả vào xào cho thơm, cho cà chua và mì căn vào xào sơ với một chút gia vị rồi trút vào nồi nước dừa xiêm nấu sôi. Tiếp đến cho gừng, nước chanh, muối, đường phèn vào nêm nếm chua ngọt vừa ăn, sau cùng cho từ từ ớt xào vào cay mặn tùy khẩu vị

  • Bước 2: 

Trước khi dùng, cho nấm, lá chanh, vào nấu cho nước dùng sôi lại, cuối cùng cho đậu xanh chiên vào

  • Bước 3: 

Lẩu Thái chay dùng nóng với bún tươi, rắc thêm tiêu, rau húng quế và boa rô phi lên cho thơm

Lẩu Thái hải sản

Nguyên liệu: 


  • Hải sản: Tôm, mực, ngao, cá, cua… 
  • Xương ống: 500g 
  • Rau ăn lẩu: Nấm kim châm, rau muống, rau cải, cần tây, rau cần, bắp chuối… 
  • Cà chua: 3 quả 
  • Sả 
  • Riềng
  • Ớt 
  • Lá chanh 
  • Sa tế 
  • Dầu điều
  • Chanh tươi
  •  Bún
  • Gia vị cần dùng : Nước mắm, hạt tiêu, mì chính, muối

Cách chế biến:


  • Bước 1: 

Xương ống bạn rửa sạch rồi trần qua với nước sôi để loại bỏ hết bụi bẩn và mùi hôi.

Rửa lại lần nữa với nước sạch rồi bạn cho vào nồi nước cùng gia vị : nước mắm + muối, ninh nhừ trên bếp.

  • Bước 2: 

Mực làm sạch, thái thành từng miếng vừa ăn. Tôm rửa sạch rồi cắt bỏ râu. Ngao ngâm với nước có chứa chút muối hoặc ớt, ngâm khoảng 1-2 giờ cho ngao mở miệng nhả hết bùn đất, rửa lại nhiều lần với nước cho sạch.
Cá trắm rửa sạch, lọc lấy thịt cá và loại bỏ xương. Để nước dùng thêm ngọt bạn cho xương cá vào nồi nước đang ninh xương trên bếp.

  • Bước 3 : 

Rau bạn nhặt rồi rửa nhiều lần với nước cho sạch. Hoa chuối bạn thái mỏng, ngâm với nước muối + chút chanh cho giòn và đỡ bị thâm. Nấm kim châm cắt rễ, rửa sạch với nước rồi vớt ra rổ để ráo.

  • Bước 4 : 

Để có cách nấu lẩu Thái hải sản ngon thì phần nước lẩu chiếm vị trí rất quan trọng. Nên khi chế biến ở bước này bạn chỉ cần chú ý những bước nhỏ sau đây để có nồi lẩu thật tuyệt vời nhé. Xương đã nhừ bạn nêm nếm lại gia vị trong nồi nước cho vừa ăn. Riềng, sả bạn rửa sạch. Riềng thái lát mỏng. Sả phần đầu trắng bạn đập dập, còn phần non ở dưới thì thả vào nồi lẩu cho đẹp mắt.
Khi xương đã ninh nhừ bạn cho phần sả + riềng + lá chanh vò nát vào nồi đun cùng cho thơm. Cà chua bạn rửa sạch rồi thái thành múi cau. Cho chảo lên bếp, xào cà chua với ít dầu điều rồi cho vào nồi nước dùng.
Sau cùng cho mè rang + sa tế vào nồi nước dùng trên bếp, khuấy đều.

Lẩu Thái bò Mỹ

Nguyên liệu:


  • Thịt bò.
  • Nấm hương, nấm rơm.
  • Xương nấu nước dùng.
  • Sả, ớt, tỏi, hành tây, dầu điều.
  • Rau cải thảo, cải xanh.
  • Đậu hũ, khoai môn, ngô.
  • Dầu ăn, mắm, hạt nêm, bột ngọt, bột lẩu Thái.

Cách chế biến:


  •  Bước 1: 

Xương ống mua về rửa sạch luộc sơ qua rồi cho vào nồi nước mới để hầm lấy nước dùng.

  • Bước 2: 

Rau cải rửa sạch, cắt khúc vừa ăn. Ngô cắt khoanh tròn, khoai môn gọt vỏ cắt miếng vửa ăn rồi chiên vàng.

    • Bước 3:

    Sả, tỏi, ớt băm nguyễn. Cho dầu ăn vào chảo đun nóng rồi cho sả, tỏi và ớt vào để phi thơm vàng, thêm chút dầu điều tạo màu, đảo qua

    • Bước 4: 

    Thịt bò Mỹ mua tại siêu thị, xếp ra đĩa.

      • Bước 5:

      Sau khi hầm xong nước dùng thì đổ ra một chiếc nồi mới. Cho sa tế, gói gia vị lẩu, sả, tỏi ớt đã xào qua và ngô, nấm vào để đun sôi. – Nhúng thịt bò, rau để ăn nóng.

      Lẩu Thái Tomyum

      Nguyên liệu:


      • 1 bộ xương gà để nấu nước dùng
      • 350 – 500gram tôm sú tươi, bỏ đầu, bỏ chỉ
      • 500gram sò
      • 500gram thịt bò (nếu thích) thái lát mỏng
      • 200ml nước cốt dừa (có thể chọn loại nước cốt thứ hai, nước cốt dão hoặc nước cốt nhất đều được)
      • 10 – 15 lá chanh kaffir
      • 3 cây sả đập dập và cắt khúc
      • 1 củ riềng thái lát
      • 2 trái ớt băm nhuyễn
      • 2 tép tỏi, 1 củ hành tây băm nhuyễn
      • 2 trái cà chua xắt múi cam
      • 2 trái chanh vắt lấy nước cốt
      • 4 muỗng nhỏ súp tôm Thái
      • 2 muỗng ớt bột Thái
      • 2 – 3 muỗng nước mắm loại ngon
      • 1 muỗng cà phê bột nghệ

      Cách chế biến: 


      • Bước 1: 

      Trước hết, các nguyên liệu tươi mua về bạn rửa thật sạch và thực hiện thái, cắt tương tự như phần chuẩn bị nguyên liệu đã hướng dẫn nhé.

      • Bước 2: 

      Lẩu tom yum khi dùng sẽ cảm nhận được vị ngọt rất tự nhiên nơi cổ họng, đó là do nước hầm gà tiết ra. Với bộ xương gà mua sẵn, bạn luộc qua một nước để loại bỏ cặn và giúp nước trong hơn, sau đó sử dụng lại xương gà đó và hầm với nước thứ hai trong vòng 30 – 45 phút.

      • Bước 3:

      Trong quá trình chờ nước hầm gà, bạn tiến hành sơ chế qua các nguyên liệu như sau.

      Làm nóng chảo dầu (chỉ khoảng 1 – 2 muỗng ăn dầu ăn thôi bạn nhé), phi thơm hành, tỏi, sả băm cho thật vàng.
      Sau đó, tiếp tục cho cà chua xắt múi cam, ớt băm, riềng thái lát và sả cắt khúc vào xào cùng. Xào đều tay cho đến khi cà chua nhuyễn là được. Nếu cảm thấy hơi khô, bạn có thể cho thêm 1 muỗng nước dùng gà đang hầm vào và xào cho đến khi cạn nước là được nhé

      • Bước 4:

      Canh thời gian hầm gà đã đủ, bạn trút toàn bộ phần hỗn hợp đã xào chín ở bước thứ 3 vào nồi. Liên tiếp đó, bạn cho nước cốt dừa và lá chanh, bột nghệ vào cùng.
      Chờ cho nước sôi trở lại, cho tôm, sò, thịt bò, nước cốt chanh, súp tôm, ớt bột và nước mắm vào. Nêm nếm gia vị lại cho vừa ăn rồi tắt bếp.
      Lưu ý, khi cho lá chanh Kaffir vào nồi nước dùng gà, bạn tước bỏ phần gân và chỉ cho vào nồi phần lá đã rửa sạch thôi nhé.
      Lẩu tom yum thường có nước cốt dừa giúp nước béo và vị ngọt đậm hơn. Tuy nhiên, bạn cũng có thể không cho nước cốt dừa vào cùng, thay vào đó có thể nêm một chút hạt nêm cho nước dùng vừa miệng hơn.

      Lẩu Thái chua cay

      Nguyên liệu:


      • Xương ống: khoảng 1kg
      • Ngao: 1kg
      • Tôm: 1kg
      • Mực: 1kg
      • Nấm, bắp chuối, rau cần
      • Rau muống, rau cải
      • Sả: 6 cây
      • Riềng: 1 củ
      • Chanh: 2 quả
      • Lá chanh, đường, hạt nêm, gia vị lẩu thái, sa tế
      • Mì, bún

      Cách chế biến:


      Để có một nồi lẩu thái ngon thì các nguyên liệu rau nhúng, hải sản đều là loại thược phẩm tươi sống và phải được sơ chế thật kỹ để thức ăn sạch sẽ mà vẫn giữ được hương vị tươi ngon.

      • Bước 1:

      Xương ống đem rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi rồi đem rửa lại với nước 1 lần nữa cho sạch để xương hết bẩn và mùi hôi. Sau đó cho xương ống và nước mới thêm chút muối vào nồi đun sôi nổi các bọt đen thì dùng muôi hớt bỏ rồi tiếp tục ninh ở lửa nhỏ, nước lẩu sẽ được trong hơn.

      • Bước 2: 

      Rau muống nhặt bỏ lá sâu, úa rồi rửa sạch. Rau cần cắt rễ, bỏ bớt lá rửa sạch. Bắp chuối thái mỏng rồi ngâm vào nước pha với chút dấm. Nấm rơm rửa sạch rồi bổ đôi nấm. Riềng thái lát mỏng. Sả bóc lớp vỏ ngoài, đập dập phần đầu trắng, phần thân cắt khúc ngắn để cho vào nồi lẩu cho đẹp.

      • Bước 3: 

      Tôm cắt bỏ chân, đầu, bóc vỏ, rửa sạch rồi chẻ lưng rút bỏ phần chỉ đen cho bớt mùi tanh. Ngao rửa qua nước rồi ngâm trong nước cho muối pha loãng cho thêm vài lát ớt trong khoảng 1 tiếng để ngao nhả hết đất cát bên trong, sau đó rửa lại nhiều lần rồi vớt ra. Mực rửa sạch thái khoanh tròn hoặc thái miếng vừa ăn rồi xếp ra đĩa.

      • Bước 4: 

      Lẩu ngon hay không phần quan trọng nhất chính là nồi nước lẩu được nêm nếm gia vị sao cho đậm đà, đúng vị.
      Nước xương sau khi ninh xong cho vài củ sả đập rập, riềng thái mỏng và lá chanh vò nát vào để nồi nước dùng thơm hơn. Nêm nếm thêm gia vị, nước mắm,hạt nêm, nước cốt chanh và 1 gói gia vị lẩu thái vào nồi nước dùng cho vừa ăn, nếu nồi nước chưa đủ màu thì bạn cho thêm cà chua xào nhuyễn vào để tạo màu đẹp hơn.

      Nồi lẩu sôi sùng sục thơm phức mùi sả, ớt vị chua cay, đậm đà khi ăn hải sản sẽ không thấy bị tanh vì đã được át bởi mùi thơm của nước lẩu, với thời tiết se lạnh này ngồi ăn lẩu thái hải sản thì thật là tuyệt. Nếu bạn lo ngại về vấn đề thực phẩm kém chất lượng, không an toàn thì ăn ở nhà là sự lựa chọn đúng đắn vừa ngon lại còn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ nữa.
      Hy vọng với cách nấu lẩu thái này bạn sẽ tự tay nấu được 1 nồi lẩu thơm ngon và hấp dẫn để mời gia đình và bạn bè cùng thưởng thức.

      Trả lời