Dưa hấu Long Trì
Món quà thứ hai trong top 10 đặc sản Long An đó là dưa hấu Long Trì. Mặc dù dưa hấu chẳng xa lạ với tất cả mọi người, tuy nhiên loại quả này được trồng trên đất Long Trì đem đến vị ngọt tự nhiên, vỏ dưa mỏng, ruột màu đỏ thẫm.
Khác với vựa lúa hè thu hiệu quả kinh tế đem lại không cao, người dân Long Trì đã thoát nghèo nhờ giống cây dưa hấu. Và giờ đây, thương hiệu dưa hấu Long Trì trở nên nức tiếng, không chỉ là món ăn ngon mà còn là “liều thuốc” điều trị bệnh hiệu quả cho những người sỏi thận, xơ vữa động mạch, huyết áp tăng hay rối loạn tiêu hóa.
Thông tin liên hệ
Lẩu mắm
Món ăn thôn quê dân dã này đã khiến bao thực khách đến với Long An phải “thòm thèm” và muốn thưởng thức lần nữa. Lẩu mắm hút hồn du khách đến vậy cũng bởi vì nước lèo nóng hổi được chưng từ loại mắm đặc biệt của vùng. Người dân nơi đây thường cho đủ thứ rau xanh trong vườn trụng qua nước dùng rồi thưởng thức. Bạn có thể ăn bún với riêng nước lèo cũng đã đủ sức hấp dẫn rồi.
Thông tin liên hệ
Thanh long Châu Thành
Thanh long Châu Thành là thức quà thơm ngon, nổi tiếng không thể không nhắc đến khi du lịch tới Long An. Từ ngày xuất hiện cho đến nay, loại quả này đã giúp bà con xã Châu Thành vươn lên phát triển kinh tế, góp phần nâng cao đời sống và thu nhập cho bà con.
Hiện nơi đây có 2 giống thanh long chủ yếu là ruột trắng và ruột đỏ. Giá thanh long ruột trắng dao động từ 20.000 – 26.000 đồng/kg, với thanh long ruột đỏ là 50.000 – 60.000 đồng/kg. Bà con nơi đây không sản xuất thanh long ồ ạt mà luôn tuân theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP nhằm hướng đến chất lượng cho người tiêu dùng.
Thông tin liên hệ
Rượu đế Gò Đen
Rượu đế Gò Đen nổi tiếng đã có mặt từ thời Pháp thuộc. Thời đó, thực dân Pháp cấm dân ta nấu rượu bởi chúng muốn độc quyền thứ rượu nhạt thếch không hợp với khẩu vị của người dân Việt Nam, chính vì thế nhân dân phải tìm cách để đối phó với chiêu này của bọn chúng.
Cho đến ngày nay, người dân Gò Đen vẫn lưu truyền câu chuyện nấu rượu lậu ở những đám cỏ đế có thân cao, hay khi nấu xong phải cho vào trong bong bóng lợn để đem đi chợ bán. Với người dân Nam Bộ, rượu Gò Đen chính là “đệ nhất tửu”, cầu kì trong chọn từng hạt nếp, cục men đến động tác chưng cất, pha chế.
Với những người sành rượu rất dễ nhận biết đâu là rượu Gò Đen chính hãng, bởi chỉ cần lắc chai sẽ thấy bọt phân thành 3 tầng, tan rất chậm, đó là rượu ngon.
Thông tin liên hệ
Thịt lợn muối chua Long An
Món thịt lợn muối chua xuất hiện nhiều trong các dịp lễ tết, cưới hỏi. Đây chính là món ăn độc đáo của người dân Mường dùng để tiếp đãi khách quý đến nhà.
Để cho ra đời món thịt muối chua, yêu cầu người chế biến phải biết kết hợp với các loại lá rừng và những sản vật có sẵn như lá quế, lá mít, lá trầu không.
Bên cạnh đó, loại thịt lợn được chọn để muối chua phải là thịt của con lợn choai, chuyên nuôi thả rông mới có thể đảm bảo được độ chắc, ngọt thịt, đặc biệt là khi muối sẽ không bị ướt. Sau khi thái thịt lợn thành từng miếng sẽ được ướp muối, riềng khô đã giã nhỏ. Tất cả chúng sẽ được trộn lẫn với rượu nếp cái và men lá rừng, rồi đem ủ thịt khoảng 2 tuần.
Khi thưởng thức, bạn có thể cuốn thịt muối chua vào 1 lớp lá rừng sẽ cảm nhận được vị thơm của húng quế, vị chát của lá mít và trầu không, vị bùi của lá cây rừng, cay của riềng. Mới ăn lần đầu chắc hẳn bạn sẽ thấy rất lạ miệng, nhưng ăn đến miếng thứ hai thì chỉ muốn ăn thêm miếng nữa.
Thông tin liên hệ
Cá lóc nướng trui Long An
Cá lóc chính là cá quả, hay cá chuối mà người miền Bắc thường gọi. Món cá lóc nướng trui là một đặc sản ẩm thực của miền sông nước nơi đây. Đặc điểm nổi bật của món ăn này đó là không cần phải sơ chế cá trước khi nướng, tức là bỏ qua công đoạn đánh vảy, cạo nhớt, mổ bụng và tẩm ướp gia vị.
Người dân chỉ cần xiên một cái que qua miệng con cá đến hết thân, sau đó cắm que này xuống đất rồi chất rơm lên và đốt đến khi nào mùi thơm của cá dậy lên thì bỏ que, cạo lớp vảy đen cháy bên ngoài, cho vào đĩa và rưới mỡ hành lên. Món ăn này thích hợp thưởng thức cùng giá đỗ sống, bún và nước mắm sả ớt.
Như vậy, đã đưa bạn đến với rất nhiều địa chỉ ở Long An nơi có các đặc sản ẩm thực hấp dẫn. Còn chần chừ gì nữa, book vé máy bay đi thưởng ngoạn ở Long An ngay thôi.
Thông tin liên hệ
Bánh tét Long An
Cũng như miền Bắc có bánh chưng, ngày Tết miền Nam không thể thiếu bánh Tét. Mặc dù ngày nay, loại bánh này đã có mặt phổ biến ở các tỉnh thành dọc theo hình chữ S Việt Nam, nhưng ở mỗi nơi lại có sự khác biệt nhất định, như ở Long An. Cũng là nếp cái, thịt mỡ, đỗ xanh, nhưng sự khác biệt ở chỗ lớp nếp của bánh tét lại được thêm dừa nạo đã xào với đường.
Ngoài nhân mặn, tại Long An còn có bánh tét nhân ngọt bằng đậu xanh trộn đường, dừa nạo hay chuối sứ.
Thông tin liên hệ
Mắm còng Cần Giuộc
Đặc sản ẩm thực thứ 5 mà gợi ý bạn đó là món mắm còng Cần Giuộc – món ăn độc đáo của người dân Nam Bộ.
Còng ngon nhất là khi thu hoạch vào đúng ngày mùng 5 tháng 5. Thời điểm này còng rất ngon và việc chế biến không phức tạp. Đầu tiên, sau khi rửa sạch còng, đầu bếp sẽ đâm nhuyễn cùng với muối, rồi đem phơi nắng khoảng 3-4 ngày. Qua khoảng thời gian này, sẽ tiến hành vắt còng để lấy nước cốt và tiếp tục đem phơi nắng đến khi mắm keo lại và có màu đen như bùn.
Mắm còng thích hợp ăn kèm với thịt ba chỉ, rau sống, bún tươi hay dưa leo. Món ăn này đóng vai trò quan trọng trong các bữa ăn của người Nam Bộ. Khi thưởng thức mắm còng, bạn đừng quên nhâm nhi ly rượu mới có thể ngấm hết vị ngon của món ăn đặc biệt này.
Thông tin liên hệ
Gạo Nàng Thơm Chợ Đào
Gạo nàng thơm chợ đào ở xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An nổi tiếng bấy lâu nay nhờ mùi thơm đặc trưng, dù đã gói chặt túi nilon, để đến 4-5 tháng vẫn luôn thơm lừng.
Gạo Nàng Thơm thích hợp trồng vào vụ thu đông. Mỗi năm, cứ vào tháng 6, 7 bà con nơi đây lại tiến hành gieo mạ, đến 20 tháng Chạp mới thu hoạch. Gạo này chỉ trồng được một vụ trong năm. Do tính chất dẻo, lại thơm ngon nên hầu như sau khi thu hoạch, người dân lại gói ghém làm quà cho bạn bè thân hữu thay vì bán tràn lan ra thị trường.
Thông tin liên hệ